Trang chủ / Tin tức / Wiki sàn gỗ / Vật liệu xây dựng là gì? Khám phá về khái niệm & công dụng của các loại vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là gì? Khám phá về khái niệm & công dụng của các loại vật liệu xây dựng

Nhiều người đều cho rằng tất cả các nguyên vật liệu dùng trong công trình xây dựng thì gọi là vật liệu xây dựng. Cách hiểu này tuy đúng nhưng chưa đầy đủ. Vậy định nghĩa chính xác về vật liệu xây dựng là gì? Từng loại vật liệu như vậy sẽ ứng dụng cho những hạng mục nào? Hãy cùng Kobler tìm hiểu chi tiết về những điều này qua bài viết bên dưới.

vật liệu xây dựng là gì
Hiểu đúng và đầy đủ về vật liệu xây dựng

1.Khái niệm vật liệu xây dựng là gì?

Vật liệu xây dựng là tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ vô cơ hay hữu cơ, hoặc kim loại được dùng để tạo nên các công trình xây dựng. Tuy nhiên, các nguyên liệu này không bao gồm các thiết bị điện.

Như vậy, hiểu một cách chính xác về Vật liệu xây dựng là gì? Đó là các nguyên liệu dùng để xây dựng nên một công trình hoàn chỉnh. Bao gồm tất cả những vật liệu được khai thác từ tự nhiên, và vật liệu chế tạo công nghiệp. Vật liệu tự nhiên có thể là sỏi, gỗ, cát, đá,.. được khai thác tại cái quặng, mỏ có sẵn. Vật liệu nhân tạo bao gồm sắt, thép, xi măng,… được con người tạo ra qua quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại.

khái niệm vật liệu xây dựng
Tất cả các nguyên liệu dùng để xây dựng nên một công trình hoàn chỉnh

2. Các loại vật liệu xây dựng phổ biến và công dụng quan trọng của chúng

Trong thực tế có rất nhiều loại vật liệu khác nhau như đất, đá, xi măng, gỗ, tre, nứa… Dựa theo tính chất của từng loại mà người ta ứng dụng chúng vào mỗi hạng mục riêng biệt. Hãy cùng xem ứng dụng cụ thể của từng loại vật liệu xây dựng là gì nhé.

2.1 Đất, đất sét và bùn

Bùn, đất và đất sét là những vật liệu xây dựng sơ khai nhất, đây là những nguyên liệu đầu tiên đặt nền móng cho ngành vật liệu xây dựng sau này. Ban đầu, người ta đem sẽ bùn hoặc đất sét nhào với nước tạo thành hỗn hợp rồi xây nên các bức tường. Những ngôi nhà được làm từ hỗn hợp đất sét sẽ luôn mang đến cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm lớn là dễ đổ, khó chống chịu được trước thời tiết xấu.

Khai thác vật liệu đất sét
Khai thác vật liệu đất sét phục vụ trong xây dựng

2.2 Cát

Cát là vật liệu được khai thác từ tự nhiên, nguồn cát được tìm thất chủ yếu ở biển và sông ngòi. Vật liệu này có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Cát là thành phần không thể thiếu để tạo nên vữa xi măng hoặc bê tông – đều là những nền móng vững chắc cho công trình xây dựng. Những loại cát được dùng trong xây dựng thường là cát vàng, cát xây và cát lấp. Ngoài ra, các còn là nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm bằng thủy tinh.

vật liệu xây dựng
Cát là vật liệu được khai thác từ tự nhiên

2.3 Đá, sỏi

Đá, sỏi là vật liệu xây dựng lâu đời và bền bỉ nhất, nhiều công trình bằng đá, sỏi vẫn giữ được vẹn nguyên đến ngày nay. Sự bền vững của đá khiến nhiều người nể phục, tính linh hoạt của chúng có thể ứng dụng cho nhiều vị trí, địa hình thi công khác nhau. Điển hình như các Kim tự tháp Ai Cập cổ đại được xây dựng từ đá nguyên khối vẫn sừng sững đến tận ngày nay.

Ưu điểm của đá tự nhiên là chúng rất dễ tái chế, vật liệu này hoàn toàn thân thiện với môi trường, không chứa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cũng sẽ dễ vệ sinh hơn và giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian.

Sỏi là vật liệu có tính bền và giá thành rẻ. Việc sử dụng sỏi trong xây dựng các công trình sẽ giảm được đáng kể phần chi phí vật liệu đấy!

định nghĩa vật liệu xây dựng
Đá, sỏi là vật liệu xây dựng lâu đời và bền bỉ nhất

2.4 Gỗ, tre nứa

Gỗ, tre nứa là những vật liệu được ứng dụng trong xây dựng nhà ở từ hàng ngàn năm trước. Mặc dù vật liệu này không có sự bền chắc được như đá tự nhiên, nhưng những căn nhà bằng gỗ nguyên chất vẫn giữ được giá trị ít nhất trăm năm. Còn người ta sử dụng tre nứa vì chúng dẻo dai, có tính đàn hồi tốt, thích hợp để xây vách nhà hoặc dựng khung. Đến nay, gỗ và tre nứa vẫn là vật liệu đắt giá và được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng mà nó mang lại.

ngôi nhà trên cao được xây dựng bằng gỗ tre
Nhiều ngôi nhà trên cao được xây dựng bằng gỗ, tre nứa

2.5 Xi măng tổng hợp

Xi măng là hợp chất kết dính thủy lực, được tạo ra từ hỗn hợp đất sét, đá vôi và một số chất phụ gia khác. Xi măng xuất hiện ở tất cả các công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn, từ công trình nhà ở nông thôn đến những tòa nhà cao ốc. Xi măng là nguyên liệu để tạo ra hỗn hợp trát tường, sản xuất bê tông tươi,… đảm bảo nền móng vững chắc cho công trình.

xi măng
Xi măng là nguyên liệu để tạo ra hỗn hợp trát tường, sản xuất bê tông tươi

2.6 Bê tông

Bê tông là một loại vật liệu nhân tạo, được tạo ra từ hỗn hợp cốt liệu thô và chất kết dính theo tỷ lệ nhất định. Chất kết dính thường dùng nhất là xi măng, ngoài ra còn có thạch cao hoặc vôi sống. Bê tông có nhiều loại, như bê tông nhựa, bê tông tươi hay bê tông polyme. Mỗi loại bê tông được tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu của từng hạng mục khác nhau. Vật liệu bê tông có độ cứng cao, bền chắc, được dùng làm nền móng cho hầu hết các công trình dân dụng và cầu đường.

bê tông nguyên khối
Bê tông nguyên khối được dùng làm nền móng cho hầu hết các công trình

2.7 Xốp bọt biển

Các tấm xốp bọt biển là vật liệu nhân tạo, được tạo ra từ nhựa nguyên sinh. Trong công trình xây dựng, xốp thường được dùng làm tấm lót để ốp tường, ốp sàn. Đối với các công trình lớn như chung cư hay tòa nhà cao ốc, tấm xốp được dùng làm vật đệm để đổ sàn bê tông. Ngoài ra, vật liệu này còn có thể dùng làm vách ngăn để chia không gian khi cần thiết. Ưu điểm nổi bật của tấm xốp là nhẹ, dễ vận chuyển khi thi công.

xốp bọt biển
Xốp được dùng làm tấm lót để ốp tường, ốp sàn

2.8 Thuỷ tinh

Thủy tinh được làm từ hỗn hợp cát và silicat, trải qua quá trình nung nấu ở nhiệt độ cao, tạo ra một vật rắn trong suốt, cứng nhưng lại dễ vỡ. Ánh sáng có thể truyền qua thủy tinh một cách dễ dàng, vì vậy thường được dùng làm tấm kính hoặc vật trang trí nội thất.

thủy tinh
Thủy tinh được dùng làm tấm kính hoặc vật trang trí nội thất

2.9 Thạch cao

Thạch cao là một loại khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên. Khi nung ở nhiệt độ cao từ 150 độ C, nghiền thành bột sẽ tạo thành vụn thạch cao. Tiếp tục trộn với nước và một số chất phụ gia khác tạo thành vữa. Vữa thạch cao thường được dùng để trám cho gạch men, đôi khi sẽ được dùng để trộn bê tông. Tuy nhiên, công dụng lớn nhất khi nhắc đến thạch cao đó là dùng để ốp trần, ốp tường cho các công trình nội thất.

vật liệu thạch cao
Thạch cao ốp trần, ốp tường cho các công trình nội thất

2.10 Nhựa

Nhựa là một hợp chất tổng hợp dạng cao phân tử và được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn đời sống. Nhựa có tính dẻo, chịu nhiệt tốt và dễ uốn cong nên có thể tạo ra nhiều dạng hình thù khác nhau. Ngày nay, người ta dùng nhựa để chế tạo ra rất nhiều sản phẩm, từ chai nhựa, ống nước đến mái che công nghiệp,…

vật liệu nhựa
Nhựa được dùng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau

11. Gốm sứ, giấy

Gốm, sứ và giấy đều là những vật liệu nhân tạo nhưng đã có từ hàng ngàn năm. Nhiều công trình, tác phẩm điêu khắc bằng gốm sứ mang lại tính mỹ thuật cao có giá trị truyền thống lâu đời. Riêng về vật liệu giấy được dùng trong xây dựng đa phần là giấy dầu. Giấy dầu là vật liệu không thể thiếu trong các hạng mục chống thấm, chẳng hạn như công trình thủy lợi, mái tôn hay nhà vệ sinh.

giấy dầu
Giấy dầu là vật liệu dùng trong các hạng mục chống thấm

3. Vật liệu xây dựng được phân loại như thế nào?

Khi đã hiểu được tính chất của từng loại Vật liệu xây dựng là gì, người ta sẽ phân loại chúng vào từng nhóm riêng biệt. Hiện nay, các loại vật liệu xây dựng được phân chia thành 5 nhóm như sau:

3.1 Nhóm vật liệu xây dựng thô/cơ bản

Nhóm vật liệu thô đóng vai trò xây dựng nên nền tảng của các công trình. Độ bền chắc cũng nền móng sẽ quyết định tuổi thọ sử dụng của công trình xây dựng đó. Các vật liệu thô thuộc nhóm vật liệu xây dựng là gì?

  • Xi măng: trộn từ cát, đá và chất phụ gia theo tỷ lệ nhất định để tạo nên bê tông.
  • Sỏi, đá và cát: trộn cùng với xi măng để tạo thành các khối bê tông
  • Sắt, thép: có độ cứng cao, được dùng làm cột, trụ chống đỡ cho công trình.
  • Gạch: dùng để xây bao quanh công trình, tạo độ vững chãi, bền bỉ, cũng như cách nhiệt, cách âm và chống thấm nước.
vật liệu thô
Vật liệu thô đóng vai trò xây dựng nên nền tảng của các công trình

3.2 Nhóm vật liệu xây dựng tạo nên kết cấu

Đây là nhóm vật liệu dùng làm chất kết dính để liên kết các thành phần vật liệu khác lại với nhau. Nhóm vật liệu kết cấu tạo nên sự liên kết bền bỉ, chắc chắn và kiên cố, giữ trạng thái cân bằng cho công trình. Có hai loại vật liệu thuộc nhóm kết cấu bao gồm:

  • Vữa xây dựng: Là hỗn hợp được trộn từ xi măng, cát đá hoặc thạch cao cùng với nước. Kết quả thu được sau khi khô là một khối vững chắc dùng làm nền tảng cho công trình.
  • Bê tông: là một trong những loại vữa xây dựng, được tạo thành từ xi măng và phụ gia khác, hỗn hợp sau khi khô sẽ kết lại thành mảng cứng.
vữa xây dựng
Vữa xây dựng tạo nên sự liên kết bền bỉ, chắc chắn và kiên cố

3.3 Nhóm vật liệu xây dựng phụ gia

Là những chất được bổ sung vào để tạo nên hợp chất hoàn chỉnh. Mặc dù với thành phần nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng làm tăng độ bền và độ chắc chắn cho vật liệu sau cùng. Hiện nay có ba loại phụ gia thông dụng: phụ gia kháng hoạt tính, phụ gia hóa học và phụ gia đặc thù được trộn thủ công.

Nhóm vật liệu xây dựng phụ gia
Chất phụ gia được bổ sung vào để tạo nên hợp chất hoàn chỉnh

3.4 Nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện

Nhóm này bao gồm những vật liệu ốp lát trên bề mặt, là bước cuối cùng để hoàn thiện công trình. Các vật liệu trong nhóm này bao gồm: sàn thạch anh, (vật liệu lát sàn cao cấp), gạch lát sàn, gỗ lát sàn, ốp tường, các thiết bị vệ sinh,…

Hoàn thiện bề mặt công trình bằng gạch ốp đá thạch anh
Hoàn thiện bề mặt công trình bằng gạch ốp đá thạch anh

3.5 Nhóm vật liệu xây dựng cho nội và ngoại thất

Cũng là một nhóm vật liệu dùng để hoàn thiện nhưng mang tính chất làm đẹp cho công trình. Bao gồm:

  • Nhóm vật liệu nội thất: Đặt bên trong công trình để đáp ứng công năng sử dụng và hỗ trợ cho các hoạt động hằng ngày. Một số vật liệu nội thất thường thấy như: giường ngủ, kệ sách, kệ bếp, bàn ghế,…
  • Nhóm vật liệu ngoại thất: Làm những vật liệu trang trí phía bên ngoài công trình, thiên về công dụng làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho bề ngoài. Nhóm vật liệu này không bắt buộc, tùy vào sở thích và khả năng kinh tế của chủ đầu tư. Có thể kể đến như: gạch ốp tường, kính gắn khung cửa, mái che ban công,…
bổ sung nội thất cho không gian sống
Bổ sung nội thất cho không gian sống

Bài viết trên đây đã đưa ra định nghĩa đúng và đầy đủ hơn về vật liệu xây dựng là gì? Trong thực tế có rất nhiều loại vật liệu khác nhau góp phần tạo nên công trình hoàn chỉnh. Đồng thời, từng nhóm vật liệu đều được phân loại được dựa trên công dụng của chúng. Hãy truy cập Kobler để tìm hiểu nhiều hơn về các loại vật liệu trong công trình xây dựng hiện đại.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *