Nhà bếp là một không gian quan trọng trong ngôi nhà. Chính vì vậy việc chọn lựa được vật liệu lát sàn bếp phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tiện dụng và an toàn cho người dùng là rất cần thiết. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Kobler tìm hiểu về 12 loại vật liệu sàn dành cho bếp chất lượng, bền bỉ mà bạn nên biết nhé.
1. Lưu ý khi chọn vật liệu lát sàn phòng bếp
1.1 Phù hợp với không gian tổng thể
Một nguyên tắc khi chọn vật liệu lót sàn bếp là phải hài hòa cân đối với tổng thể không gian ngôi nhà. Bạn có thể thực hiện theo 2 phương án sau:
- Chọn vật liệu đồng nhất với bếp
Trong trường hợp này, bạn nên chọn sàn có chung tính chất (bóng hoặc nhám) và màu cùng tông với bếp. Tốt nhất là loại vật liệu có thể sử dụng được chung cho cả sàn lẫn mặt bếp hoặc là hai vật liệu kết hợp hài hòa với nhau. Ví dụ như bạn lát sàn và mặt bếp bằng cùng một loại đá hoa cương; hoặc lát sàn bằng ván gỗ và mặt bếp làm bằng chất liệu hỗn hợp màu nâu đậm.
- Chọn vật liệu tạo sự đối lập
Với phương án này, bạn nên chọn vật liệu lót sàn chung tính chất với mặt bếp nhưng khác màu hoặc ngược lại khác tính chất nhưng cùng màu. Ví dụ như chọn sàn bếp nhám có tông màu đậm phối hợp cùng mặt bếp nhám có tông màu nhạt. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn hai loại chất liệu hoàn toàn khác đối lập về tính chất và màu sắc. Ví dụ như chọn nền nhà đá nhám màu tối với mặt bếp đá hoa cương bóng màu trắng.
1.2 Vấn đề bảo dưỡng sàn bếp
Một số loại vật liệu sàn cần được bảo dưỡng định kỳ để duy trì được chất lượng và tính thẩm mỹ (ví dụ như sàn bê tông mài cần được bôi chất bảo vệ bề mặt). Vì vậy bạn nên xem xét rằng mình có đủ thời gian để bảo dưỡng sàn bếp không. Hoặc bạn cũng có thể chọn lựa những vật liệu chỉ cần vệ sinh cơ bản như quét, lau chùi vài lần/tuần nhưng vẫn luôn bền đẹp.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng ngần ngại việc phối hợp nhiều vật liệu khác nhau trong căn bếp của mình. Chẳng hạn như dùng vật liệu dễ dàng vệ sinh cho khu vực nấu ăn, rửa chén và sử dụng các vật liệu khác cho khu vực bàn ăn.
1.3 Xem mẫu thi công sàn nhà thực tế trước khi quyết định
Nếu chỉ đơn thuần quan sát các tấm vật liệu lát sàn bếp thì bạn sẽ không thể hình dung được hình ảnh không gian thực tế sau lắp đặt. Do đó, tốt nhất là bạn nên đến các showroom trưng bày có các mẫu thi công nhà thực tế để quan sát được hiệu quả sản phẩm rồi hãy cho ra quyết định có nên mua hay không.
Ngoài ra, vì điều kiện ánh sáng và phong cách nhà ở không giống nhau nên màu sắc của sàn có thể khác biệt so với không gian mẫu. Và chất liệu bảo vệ bề mặt cũng khiến màu vật liệu bị thay đổi. Vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý cho việc sàn bếp nhà bạn không hoàn toàn giống với sàn nhà mẫu.
1.4 Ước tính chi phí hoàn thiện
Chi phí lắp đặt sàn bếp không chỉ gồm tiền mua vật liệu lắp sàn và trang thiết bị. Bạn sẽ cần chuẩn bị thêm những chi phí phát sinh như chi phí công thợ lát sàn, phí mua keo chà ron gạch, phí điều chỉnh sàn sau một thời gian sử dụng,…
1.5 Cẩn thận khi lắp hệ thống sưởi âm sàn
Ở những vùng có khí hậu lạnh, chủ nhà thường có nhu cầu lắp thêm hệ thống sưởi âm sàn để tăng nhiệt độ trong nhà. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chọn loại vật liệu phù hợp khi muốn lắp đặt hệ thống này.
Những loại vật liệu phù hợp như đá, bê tông,… vì chúng có khả năng giữ nhiệt và chịu nhiệt tốt. Ngược lại các loại sàn lát gỗ, ván phủ veneer hoặc một số loại chất bảo vệ bề mặt sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nên không phù hợp để lót sàn bếp có lắp âm hệ thống sưởi bên dưới.
2. 12 loại vật liệu lát sàn bếp được sử dụng nhiều nhất
2.1. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn Thạch Anh Kobler
Sàn Thạch Anh Kobler là vật liệu được sản xuất bởi hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới và luôn đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn Đức. Sản phẩm được làm từ chất liệu đá thạch anh nên có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống chịu nước rất tốt vô cùng phù hợp để lắp đặt tại khu vực tiếp xúc nhiều với lửa và nước như nhà bếp. Ngoài ra, Sàn Thạch Anh Kobler còn có khả năng kháng khuẩn, bề mặt chống trơn trượt hiệu quả nên rất an toàn cho sức khỏe của gia đình.
Sản phẩm được áp dụng 3 công nghệ độc quyền gồm:
- Công nghệ G-UV: giúp khóa màu sàn vĩnh viễn, giữ cho các tấm sàn luôn đẹp bền màu trong suốt quá trình sử dụng.
- Công nghệ COOL MIXING: bảo vệ cho tấm sàn không bị cong vênh, co ngót trước mọi tác động lực từ bên ngoài hoặc ảnh hưởng của thời tiết.
- Công nghệ hèm khóa thông minh I4F: giúp các tấm sàn dễ dàng kết nối với nhau thông qua kết cấu hèm khóa và làm quá trình lắp đặt nhanh hơn gấp 3 lần.
Với thành phần đá thạch anh, sản phẩm còn giúp tăng cường năng lượng phong thủy trong nhà. Từ đó mang lại nhiều may mắn, bình an và tài lộc đến cho gia chủ. Sàn Thạch Anh Kobler có mẫu mã đa dạng với thiết kế đẹp chuẩn châu Âu giúp nâng tầm phong cách sống cho ngôi nhà của bạn.
2.2. Vật liệu lát sàn bếp: Gạch Porcelain
Gạch Porcelain hay còn được gọi là gạch xương bán sứ, một trong những vật liệu lát sàn bếp có thể ứng dụng linh hoạt nhất. Loại sàn này có độ bền cao, ít bảo dưỡng. Đặc biệt là chúng còn có khả năng bắt chước bề ngoài của bất kỳ vật liệu nào từ gỗ đến bê tông nhưng lại có độ đàn hồi tốt hơn hẳn.
2.3. Vật liệu lát sàn bếp: Gạch ceramic
Gạch ceramic là loại vật liệu lát sàn làm từ thành phần chính là đất sét (chiếm 70%) và các chất liệu tự nhiên khác. Ưu điểm của loại sàn này là sự đa dạng về màu sắc, họa tiết, hình dạng và kích thước. Nhược điểm của chúng là làm từ đất nung nên dễ bị sứt mẻ sau va đập. Khả năng chống thấm của gạch cũng chưa cao nên cần được thi công cẩn thận và chú ý đến các mối liên kết giữa các viên gạch với nhau.
2.4. Vật liệu lát sàn bếp: Đá Granite
Đá Granite là loại chất liệu lát sàn bếp rất được ưa chuộng bởi nhiều tính chất đặc biệt như độ cứng, độ bền và khả năng sử dụng lâu dài. Sàn bằng đá granite cũng rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc giúp mang lại một không gian đẹp sang trọng, hiện đại và phù hợp với nhiều phong cách nhà ở khác nhau.
Ngoài ra, đá granite là một loại đá tự nhiên, có khả năng phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Nhược điểm của sản phẩm này là giá cả đắt hơn so với các vật liệu khác và cần đến người thi công chuyên nghiệp.
2.5. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên luôn là loại vật liệu lát sàn bếp được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch của gỗ. Mặt khác, loại sàn này còn giúp tăng giá trị cho ngôi nhà nếu bạn muốn xây nhà để bán. Tuy nhiên, chất liệu gỗ tự nhiên thường khá nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn lắp đặt chúng tại khu vực bếp. Hoặc bạn có thể dùng sơn PU, sơn mài, dầu lanh, dầu thông để quét lên bề mặt gỗ. Những chất bảo vệ bề mặt này sẽ giúp sàn gỗ cứng hơn và bền hơn trong quá trình sử dụng.
2.6. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn được làm từ thành phần chính là bột gỗ kết hợp với các thành phần phụ gia khác. Chúng có màu sắc, đường vân giống hệt như sàn gỗ tự nhiên nhưng mức giá lại phải chăng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, loại sàn này có bảng màu sắc, họa tiết vô cùng đa dạng giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Không chỉ thế các tấm ván sàn còn được xử lý bằng công nghệ hiện đại để vừa đảm bảo những tính chất nổi trội như sàn gỗ, vừa có khả năng chống chịu nước ưu việt hơn hẳn.
2.7. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn tre
Sàn tre đang là một xu hướng vật liệu lát sàn mới nổi và được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Bởi lẽ đây là một chất liệu có độ bền cao và ít bị cong vênh hơn so với các loại gỗ cứng khác. Sử dụng sàn tre cũng rất thân thiện với môi trường vì loại cây này có khả năng phát triển nhanh, chỉ sau 3 – 5 năm đã thu hoạch được.
Trước khi sử dụng, tre sẽ được trải qua nhiều bước xử lý để tăng tính chất sản phẩm. Chúng có thể giữ nguyên màu tự nhiên hoặc sơn phủ tạo màu. Tiếp theo là phủ sơn mài bóng hoặc nhám để tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.
2.8. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn laminate
Sàn laminate là loại vật liệu làm từ thành phần cốt gỗ và phủ thêm lớp bề mặt laminate. Nhờ vậy mà sàn có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt, độ bền cao, ít bảo dưỡng và dễ dàng vệ sinh. Loại sàn này còn có nhiều mẫu mã và họa tiết đa dạng từ vân gỗ đến vân đá, với giá thành phải chăng nên rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên vì được làm từ thành phần gỗ nên có một số loại sàn laminate mỏng sẽ không thể chống nước tốt được như các loại vật liệu khác. Do đó bạn nên chắc chắn loại sàn laminate mình chọn có thể lắp cho sàn nhà bếp.
2.9. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn bê tông mài
Sàn bê tông mài là loại vật liệu lát sàn bếp mà bạn nên lựa chọn nêu yêu thích phong cách bếp hiện đại, tối giản nhưng vẫn đẹp sang trọng. Loại vật liệu này rất đa dạng về màu sắc và có thể sử dụng linh hoạt từ không gian bên trong cho đến khu vực bên ngoài nhà.
Một ưu điểm khác của sàn bê tông mài có thể đổ trực tiếp bê tông lên bề mặt nền mà không cần tốn thời gian xử lý, san lấp nền như việc lắp đặt các loại sàn khác. Ngoài ra, quá trình lau dọn hay bảo dưỡng cũng khá đơn giản, gọn nhẹ. Một điểm lưu ý là sàn bê tông mài có khối lượng lớn nên nếu bạn muốn sử dụng chúng cho các tầng nhà cao thì nên hỏi ý kiến tư vấn từ nhà thầu thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
2.10. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn cao su
Sàn cao su là loại sàn thường được thấy phổ biến tại sân bay, các khu bếp nhà hàng hay quán ăn. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng chúng cho căn bếp trong nhà của mình. Ưu điểm của loại vật liệu này là bề mặt trơn mịn dễ dàng vệ sinh. Mặt khác, lớp bề mặt của sàn cao su cũng rất bền bỉ, mềm mại, ấm áp, tạo cảm giác êm chân mỗi khi di chuyển.
Sàn cao su được làm với nhiều màu sắc và phong cách đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế bếp khác nhau. Sản phẩm còn có tính năng chống nước và chống cháy nên phù hợp để lắp đặt tại bếp. Nhược điểm của sản phẩm là chi phí cao và không được bền màu khi lau chùi bằng các chất tẩy rửa hoặc hóa chất.
2.11. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn nhựa Vinyl
Sàn nhựa Vinyl là một chất liệu được làm từ nhựa nên có khả năng chống nước rất tốt, chịu được lực, chịu nhiệt, độ bền cao. Sàn nhựa Vinyl rất đa dạng về kích thước, mẫu mã, họa tiết và màu sắc giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho căn bếp của mình. Ngoài ra chúng còn có ưu điểm là thi công lắp đặt dễ dàng, với chi phí rẻ. Nhược điểm là một số loại sàn nhựa dán keo sẽ dễ bị bong tróc keo nếu bị ngấm nước trong thời gian dài.
2.12. Vật liệu lát sàn bếp: Sàn Linoleum
Sàn Linoleum khá tương tự như sàn cao su nhưng được làm bằng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như nhựa thông, dầu lanh và các vật liệu hữu cơ khác. Loại sàn này có độ bền cao, khả năng chống chịu nước tốt và giá thành phải chăng nên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhờ làm từ nguồn gốc tự nhiên nên sàn Linoleum còn có bề mặt mềm mại, ấm áp và êm ái cho người dùng. Bề mặt sàn có độ chống bám dính tốt nên dễ dàng lau chùi vệ sinh. Do đó chúng rất thích hợp khi sử dụng để lát sàn nhà bếp.
Như vậy Kobler đã gợi ý cho bạn 12 loại vật liệu lát sàn bếp chất lượng và bền bỉ nhất 2024. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lựa chọn loại ván sàn phù hợp nhất với căn bếp của mình.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan