Vật liệu là gì? Vật liệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mọi thứ được nhìn thấy và chạm được đều là vật liệu. Vậy công dụng và những thông tin khác là gì? Cùng Kobler tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vật liệu là gì?
Khác với nguyên liệu, vật liệu là các chất được sử dụng để sản xuất và tạo ra các sản phẩm đa dạng trong đời sống hàng ngày. Chúng có thể được tìm thấy trong tự nhiên hoặc được sản xuất thông qua quá trình công nghiệp. Vật liệu có thể là các loại vật liệu tự nhiên như đất đá, gỗ, kim loại, đá hoa cương, thủy tinh, nhựa, vải, da, vv. Hoặc là các loại vật liệu được sản xuất nhân tạo như bê tông, thép, nhôm, kính, vv. Vật liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất, công nghiệp, y tế, thể thao, đồ gia dụng, vv. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tính chất, độ bền và hiệu suất của sản phẩm hoặc cấu trúc được tạo ra.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, những vật liệu tiên tiến và đột phá đã xuất hiện, mở ra những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, ô tô, hàng không vũ trụ, y tế và năng lượng. Từ những vật liệu thô sơ trong tự nhiên như ngà voi, đá vôi, gỗ, tre, v.v, ngày nay ta đã có thể tìm thấy những vật liệu vô cùng hiện đại như vật liệu siêu dẻo hay vật liệu cảm ứng thông minh.
2. Vật liệu có vai trò như thế nào trong đời sống?
Vật liệu là yếu tố cấu thành nên các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, vai trò của vật liệu là vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống, cụ thể như sau:
- Đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và quá trình sản xuất của các sản phẩm. Chúng phải được đảm bảo đầy đủ và liên tục để tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Sự thiếu hụt bất kỳ vật liệu nào sẽ gây gián đoạn và ngừng lại quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Chọn lựa vật liệu gì là yếu tố then chốt để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được hiệu suất mong đợi. Vật liệu phải có tính chất cơ lý phù hợp, đáp ứng được yêu cầu chịu lực, chống mài mòn, và tuổi thọ. Ngoài ra, chúng còn phải đảm bảo tính an toàn, không gây hại cho người sử dụng và môi trường. Sự lựa chọn không đúng vật liệu có thể dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, dễ hỏng hóc hoặc không hoạt động đúng chức năng.
- Quyết định đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Việc cung cấp vật liệu tốt, có giá cả hợp lý sẽ hỗ trợ việc tạo ra một môi trường thuận lợi nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hơn thế nữa nó giúp đảm bảo sự ổn định, giảm được chi phí sản xuất và làm cho sản phẩm cuối cùng trở nên “hấp dẫn” về mặt giá trị và cạnh tranh trên thị trường.
- Chịu trách nhiệm quan trọng trong việc xác định tuổi thọ và giá trị của sản phẩm sau khi hoàn thành. Việc sử dụng vật liệu chất lượng cao đảm bảo rằng sản phẩm có thể tồn tại trong thời gian dài mà không bị hư hỏng hoặc hỏng hóc, từ đó góp phần vào quá trình định giá sản phẩm.
3. Các loại vật liệu
Sau khi tìm hiểu vật liệu là gì, bạn sẽ thấy chính vì sự đa dạng cũng như tính chất khác biệt của chúng mà ta cần có sự am hiểu nhất định để phân biệt và sử dụng. Sau đây, hãy cùng Kobler tìm hiểu về các loại vật liệu phổ biến nhất nhé:
- Vật liệu từ kim loại:
Đây là các loại chất liệu được tạo thành từ nguyên tố kim loại, chẳng hạn như sắt, nhôm, đồng, kẽm, chì, thiếc… Các kim loại có tính chất đặc biệt như độ dẫn điện tốt, dẫn nhiệt cao, khả năng chống ăn mòn và hình thành được hợp kim. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng bao gồm xây dựng, ô tô, hàng không, điện tử, đồ gia dụng, y tế và nhiều lĩnh vực khác.
- Vật liệu có tính vô cơ (Ceramic):
Các loại vật liệu này được tạo thành từ nguyên tố và hợp chất vô cơ, bao gồm kim loại, oxit, nitrat, sulfat, silicat, halogen… Các ví dụ phổ biến về vật liệu có tính vô cơ bao gồm kim loại như sắt, nhôm, đồng, kẽm, và tính oxit, cụ thể là oxit silic, nhôm oxit, titan oxit. Vật liệu có tính vô cơ khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng không bị biến dạng trong áp lực lớn, có độ bền hóa học cũng như độ cứng cao.
- Vật liệu có tính hữu cơ (Polime):
Vật liệu có tính hữu cơ là những vật liệu được tạo thành từ các hợp chất hữu cơ, tức là chứa carbon và kết hợp với các nguyên tố khác như hydro, oxi, nitơ, lưu huỳnh. Vật liệu hữu cơ có tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh tốt. Điều này giúp chúng có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng đa dạng trong cuộc sống hiện đại.
- Vật liệu tổng hợp (Composite):
Chúng bao gồm các loại vật liệu nhân tạo được tạo ra bằng cách kết hợp các thành phần không tự nhiên. Vật liệu tổng hợp thường được thiết kế và chế tạo để có các tính chất đặc biệt như độ cứng, độ bền, đàn hồi, khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn, khả năng dẫn điện hoặc cách điện. Sự phát triển của vật liệu tổng hợp đã mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp các vật liệu mới, cải tiến hiệu suất cũng như khả năng ứng dụng của sản phẩm và công nghệ. Tuy nhiên vật liệu tổng hợp cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người do khả năng phân hủy thấp, sinh ra chất thải và ô nhiễm
Trên đây là những thông tin mà Kobler đã giúp bạn trong việc hiểu hơn vật liệu là gì và những thông tin hữu ích về nó.Chúc bạn có được sự lựa chọn tối ưu cho các vật liệu phù hợp xung quanh mình.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan