Với các ưu điểm như độ bền cao, an toàn, cũng như không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, sàn gỗ nhựa ngoài trời là loại vật liệu lắp sàn chuyên dụng để trang trí ngoại thất nhà ở như bể bơi, ban công, sân vườn,… Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn cần lưu ý thi công sàn gỗ ngoài trời đúng kỹ thuật và theo quy trình. Vậy thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Kobler sẽ hướng dẫn bạn quy trình thi công sàn nhựa ngoài trời bao gồm 8 bước đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
1. Quy trình thi công sàn nhựa ngoài trời đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật tư thi công
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời như: thước đo, máy cắt, máy bắt vít, máy khoan, búa cao su,…
Ngoài ra, tùy vào yêu cầu của công trình mà bạn cần chuẩn bị những vật tư thi công khác như: thanh nhựa giả gỗ, thanh nhựa nẹp góc chữ V, đà xương, các phụ kiện liên kết, ốc vít,…
Bước 2: Xử lý bề mặt sàn thi công sạch sẽ và bằng phẳng
Bề mặt sàn là yếu tố quan trọng quyết định độ bền và chất lượng của công trình thi công sàn nhựa giả gỗ ngoài trời. Vì vậy bạn nên dọn vệ sinh và làm sạch khu vực nền nhà. Nếu bề mặt sàn có nhiều lồi lõm thì cần xử lý lại cho bằng phẳng bằng cách bào mòn hoặc làm đầy lỗ với xi măng. Trước khi thi công lắp đặt, sàn cần bảo đảm các yếu tố: sạch, nhẵn, phẳng, khô.
Xem thêm: Vật liệu sàn gỗ nhựa là gì?
Bước 3: Bố trí và cố định hệ thống khung xương
- Xác định vị trí và lắp đặt các thanh xương đỡ sàn xuống mặt nền. Các thanh đà này cần được xếp song song và cách nhau từ 275 – 366mm. Đối với sàn nhựa rỗng thì khoảng cách tối đa được khuyến nghị là 275mm để đảm bảo kết cấu của sàn.
- Tính theo chiều dọc, thanh đà cần cách tường tối thiểu 20mm. Với hai thanh xương đối đầu nhau thì cần để hở một khoảng từ 5 – 10mm.
- Khi lắp đặt cần đặt rãnh sâu của thanh hướng xuống dưới mặt đất và cho rãnh nông hướng lên trời.
- Tiếp theo là cố định các thanh xương đỡ sàn bằng cách khoan lỗ và bắn tắc kê để ghim chặt thanh đà với mặt nền. Hoặc bạn cũng có thể bắn vít bê tông dài từ 5 – 7cm để cố định khung xương với nền.
Bước 4: Lắp đặt ván sàn gỗ nhựa ngoài trời đầu tiên
- Chọn vị trí để lắp tấm ván sàn đầu tiên và đặt nó vuông góc với chiều của thanh xương đỡ sàn. Tấm sàn cần cách tường tối thiểu 5mm theo chiều dọc. Khoảng cách giữa hai tấm ván liền kề tối thiểu là 3mm để sàn có thể dãn nở. Sau đó lắp các chốt nối liên kết (miếng kê) cố định lại và bắn ốc vít để gắn chặt sàn nhựa vào thanh đà.
Bước 5: Hoàn thành kĩ thuật lát sàn nhựa ngoài trời
Trong quy trình thi công sàn nhựa ngoài trời, chốt nhựa hoặc chốt Inox đóng vai trò quan trọng là điểm liên kết giữa các thanh sàn. Chúng được cố định xuống thanh xương bằng vít Inox. Khoảng cách giữa các thanh sàn gỗ nhựa phụ thuộc vào loại chốt được sử dụng:
- Khoảng cách 6-8 mm: khi sử dụng chốt nhựa.
- Khoảng cách 3-5 mm: khi sử dụng chốt Inox (nếu điều kiện cho phép).
- Lắp đặt tấm ván nhựa thứ 2 xuống nền với kích thước bằng ½ tấm đầu tiên. Cách bố trí so le này sẽ giúp các mép nối không tập trung tại một điểm và tránh bị trũng mép nối sau khi sử dụng. Bạn có thể chọn cách lắp đặt sole 50-50 (hai tấm sàn lệch nhau một nửa độ dài) hoặc sole lệch (lắp theo dạng bậc thang) đều phù hợp.
- Lặp lại các thao tác trên cho đến khi lắp đặt xong toàn bộ tấm ván sàn gỗ nhựa ngoài trời.
- Trong quá trình lắp đặt, tùy vào tình trạng địa hình hoặc nếu gặp vật chắn thì người thi công cần đo đạc kỹ lưỡng. Sau đó cắt các tấm ván sàn có kích thước phù hợp ôm sát theo mép của vật chắn đó.
Bước 6: Lắp đặt thanh nẹp che lấp điểm kết thúc của sàn gỗ nhựa
Để hoàn thiện bề mặt sàn gỗ nhựa sau khi thi công, các cạnh của sàn cần được che lấp. Thợ thi công có thể sử dụng nhiều loại phụ kiện để che như nẹp v, thanh đa năng hoặc mũi bậc gỗ nhựa.
Nếu sử dụng nẹp V gỗ nhựa để che cạnh sàn tại vị trí góc vuông, cần cắt thanh nẹp theo góc 45 độ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Khi ghép 2 thanh nẹp lại với nhau theo cách này, sẽ tạo thành một góc vuông hoàn hảo.
Bước 7: Lắp đặt thanh nẹp chân tường
Thanh nẹp chân tường sẽ giúp cố định mép sàn gỗ nhựa và giấu đi khe hở giữa mép sàn với chân tường hoặc mép sàn với nền nhà. Điều này vừa tăng tính thẩm mỹ cho sàn vừa giúp ngăn ngừa bụi bẩn, côn trùng chui vào các tấm ván làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tuổi thọ của công trình.
- Đầu tiên, bạn gắn các thanh nẹp ôm sát vào thân và bề mặt sàn đã thi công. Ở các vị trí góc cần cắt vát thanh nẹp cho phù hợp với kích thước sàn.
- Bắn vít loại dài để cố định nẹp vào sàn. Bạn nên bắn vít ở các vị trí có thanh xương đỡ sàn để tăng độ chắc chắn và đảm bảo kết cấu sàn hơn.
Bước 8: Vệ sinh và hoàn thiện công trình
- Sau khi hoàn tất các công việc trên, bạn cần kiểm tra lại sàn nhà một lần nữa. Đối với các vị trí sử dụng vít mặt thì có thể trám và sơn lại các lỗ vít. Ngoài ra ở các vị trí còn hở nên dùng keo silicon tra vào. Với các tấm ván sàn lắp đặt chưa đẹp, bị phồng thì cần xử lý ngay.
- Cuối cùng bạn dọn dẹp các vật dụng và vật liệu thừa còn lại sau quá trình lắp đặt. Tiếp theo dùng chổi quét hoặc máy thổi công nghiệp để thổi bay hết bụi bẩn trong các rãnh và trên bề mặt sàn. Nếu trên sàn bị dính bùn đất thì có thể dùng bàn chải mềm để làm sạch và xịt nước lại để hoàn tất kỹ thuật lát sàn nhựa ngoài trời.
Sau đây là video hướng dẫn chi tiết và đầy đủ quá trình thi công sàn nhựa giả gỗ ngoài trời tại nhà:
Hướng dẫn thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời tại nhà
Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm lắp sàn nhựa giả gỗ
- Thi công sàn nhựa có cần lát gạch không
2. Các lưu ý sau khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia để bảo quản sàn gỗ nhựa ngoài trời:
- Vệ sinh đều đặn: Quét hoặc hút bụi sàn thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn, sau đó lau chùi bằng nước ấm pha chất tẩy nhẹ.
- Tránh sử dụng hóa chất mạnh: Hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh hoặc có tính chất mài mòn, vì chúng có thể làm hỏng lớp bảo vệ trên bề mặt sàn.
- Xử lý vết tràn ngay lập tức: Lau chùi ngay lập tức các vết tràn hoặc nước thừa để tránh gây hư hại. Sử dụng khăn ẩm hoặc cây lau để hấp thụ nước và làm khô khu vực đó.
- Sử dụng thảm chùi chân: Đặt thảm chùi chân ở lối vào để giảm việc mang đất và mảnh vụn vào sàn.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra các sàn gỗ nhựa ngoài trời để phát hiện các vết hư hỏng hoặc dấu hiệu mòn. Chú ý đến những vết xước, lõm hoặc các tấm ván bị lỏng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề gì, hãy xử lý ngay để tránh gây thêm hư hỏng.
3. Giá thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời là bao nhiêu?
Việc thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời yêu cầu thợ có kỹ thuật, hiểu biết về lắp đặt sàn gỗ và biết về cơ khí nên chi phí thi công sẽ khá cao so với mặt bằng chung. Đơn giá trung bình hiện nay vào khoảng 150.000 – 250.000 VNĐ/m2.
Như vậy Kobler đã chia sẻ đến bạn kỹ thuật thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời đơn giản và đúng kỹ thuật. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lắp đặt sàn ngoài trời của mình được nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Lô A32 - NV13, Ô 3, Khu đô thị Geleximco A, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan