Lắp đặt sàn giả gỗ đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây tại thị trường Việt Nam. Trong đó có hai sản phẩm nổi bật là ván sàn SPC và ván PVC. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên dùng loại vật liệu lót sàn nào thì hãy cùng Kobler so sánh sàn nhựa SPC và PVC đầy đủ và chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Sàn nhựa SPC là gì?
1.1 Khái niệm sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC là viết tắt của Stone Plastic Composite, là một loại ván lót sàn được làm từ các thành phần chính gồm: nhựa PE nguyên sinh, bột đá canxi cacbonat và các chất phụ gia chống giãn nở. Hỗn hợp nguyên liệu này được ép ở nhiệt độ và áp suất lên đến 2000kg/cm3 để tạo thành dạng tấm.
Trong quá trình sản xuất sàn SPC không dùng kim loại nặng, formaldehyde, chất gây ung thư hoặc chất bay hơi nên thành phẩm rất an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường. Loại sàn này còn được biết đến với tên gọi khác là sàn nhựa hèm khóa SPC.
Xem thêm: Sàn nhựa vinyl có tốt không theo ý kiến chuyên gia?
1.2 Ưu – Nhược điểm sàn nhựa SPC
Ưu điểm nổi bật:
- Có độ đàn hồi cao
Sàn nhựa SPC có độ đàn hồi cao, khả năng phục hồi linh hoạt và chịu được tác động lực của vật nặng hoặc môi trường bên ngoài. Ngoài ra sàn cũng có khả năng hấp thụ âm thanh nên không tạo ra tiếng ồn khi di chuyển trên bề mặt.
- Thân thiện với môi trường
Sàn SPC được làm từ các thành phần nhựa nguyên sinh, bột đá tự nhiên cùng các chất phụ gia an toàn khác và hoàn toàn không có chứa các chất gây độc hại cho sức khỏe con người.
- Có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mốc tốt
Trên bề mặt sàn có một lớp phủ có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ cho sàn luôn sạch sẽ, chống bám bẩn. Ngoài ra lớp phủ này còn ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.
- Có khả năng chống chịu ẩm và nước
Đây là một ưu điểm nổi trội của sàn SPC. Nhờ cấu tạo đặc biệt nên sàn không bị ẩm mốc dù trong điều kiện độ ẩm cao. Vì vậy loại sàn này rất phù hợp cho điều kiện thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam.
Nhược điểm:
- Sàn nhựa SPC có giá cả cao hơn so với sàn nhựa PVC.
- Sàn được làm từ vật liệu bột đá và nhựa nên khi hoàn thiện sẽ có trọng lượng nặng hơn các sản phẩm dòng sàn PVC.
- Dù bề mặt vân gỗ có độ hoàn thiện cao nhưng vẫn chưa mang lại cảm giác “thật” như sàn gỗ tự nhiên.
2. Sàn nhựa PVC là gì?
2.1 Khái niệm sàn nhựa PVC
Sàn nhựa PVC là loại vật liệu lót sàn được làm 100% từ chất liệu nhựa PVC (Polyvinyl Clorua) và được ép nhiều lớp dưới áp suất cao để tạo nên tấm sàn có kết cấu bền bỉ. Chất liệu nhựa PVC được sản xuất và tiêu thụ xếp thứ 3 thế giới chỉ sau nhựa PE và PP. Ngoài ra chất liệu này không có mùi và cũng không gây hại cho sức khỏe người dùng.
2.2 Ưu – Nhược điểm sàn nhựa PVC
Ưu điểm nổi bật:
- Có giá thành phải chăng
Sàn nhựa PVC có chi phí rất phải chăng so với các loại vật liệu lót sàn khác. Ngoài ra sản phẩm này cũng được chia thành nhiều phân khúc giá cả từ bình dân đến cao cấp để phù hợp với đại đa số khách hàng.
- Mẫu mã đa dạng
Sàn PVC được sản xuất và thiết kế với mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về màu sắc và vân họa tiết để phù hợp với không gian nhà của mình nhất.
- Chống chịu nước, ẩm tốt
Nhờ được làm từ chất liệu nhựa PVC cao cấp nên sàn có khả năng chống nước và chống ẩm rất tốt. Đặc biệt với loại sàn nhựa PVC có hèm khóa thì mức độ chịu nước, chống ẩm mốc càng cao.
- Có độ bền cao
Đây là ưu điểm khiến loại sàn này được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Sàn nhựa PVC có tính đàn hồi cao, chịu được tác động từ bên ngoài và có tuổi thọ rất lâu nếu sử dụng đúng cách.
- Không dẫn điện và chống cháy lan
Sàn được làm bằng nhựa nên không dẫn điện, rất an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra cấu tạo của sàn được thiết kế đặc biệt để chống cháy lan hiệu quả.
Nhược điểm:
- Chịu lực kém: Sàn PVC có độ dày mỏng và làm từ cốt nhựa mềm mại nên không chịu được lực tốt. Nếu bạn kéo một vật nặng hoặc có nhiều góc cạnh trên bề mặt sẽ dễ làm sàn trầy xước và hư hỏng.
- Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể lót miếng xốp bên dưới để tăng độ dày sàn và làm giảm lực tác động trên bề mặt. Hoặc bạn nên kê thêm đệm cao su lót bên dưới các đồ vật nặng đặt trên sàn.
- Vì được sản xuất với chi phí thấp nên công nghệ in trên bề mặt sàn chưa đạt đến độ sắc nét và tinh xảo như các sản phẩm cao cấp. Cảm giác bề mặt sàn còn thô và các họa tiết có thể bị lỗi, nhạt màu và bị mờ.
3. So sánh sàn nhựa SPC và PVC
3.1 So sánh về chất lượng và độ bền
Sàn nhựa SPC | Sàn nhựa PVC |
|
|
Như vậy khi so sánh sàn nhựa SPC và PVC về chất lượng, độ bền thì hai loại sàn này tương đối giống nhau. Tuy nhiên sàn SPC sẽ hơi nhỉnh hơn một xíu về khả năng chống nước nên có thể sử dụng rộng rãi cho mọi không gian từ bên trong đến ngoại thất và rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam.
3.2 So sánh về giá thành sản phẩm
Giá thành của sàn nhựa SPC và PVC sẽ thay đổi tùy thuộc vào phân khúc sản phẩm, loại vân bề mặt, phương thức thi công và hãng sản xuất.
- Sàn nhựa SPC: Giá sàn SPC dao động trong khoảng 300.000 – 500.000 VNĐ/m2
- Sàn nhựa PVC: Giá sàn PVC rẻ hơn nhưng không quá chênh lệch và nằm trong khoảng 100.000 – 350.000 VNĐ/m2
3.3 So sánh về tuổi thọ
- Sàn nhựa SPC: Tuổi thọ lên đến 20 năm với các công trình thương mại. Sử dụng trọn đời với các công trình dân dụng.
- Sàn nhựa PVC: Nếu sử dụng đúng cách và vệ sinh thường xuyên thì có thể dùng đến 15 năm.
3.4 So sánh về quy trình thi công
So sánh sàn nhựa SPC và PVC trên tiêu chí quy trình thi công thì cả hai loại sàn này đều có các bước thực hiện tương tự nhau gồm: làm sạch và xử lý bề mặt sàn – lót miếng đệm xốp (nếu cần) – tiến hành thi công lắp đặt (dán) các tấm ván sàn.
Tuy nhiên với sàn nhựa SPC có quá trình lắp đặt sẽ đơn giản hơn vì loại sàn này có cấu trúc hèm khóa thông minh. Vì vậy bạn chỉ cần khéo léo xếp các miếng sàn theo đúng cấu trúc là có thể hoàn thành một bề mặt sàn lớn và không cần thêm keo dán.
Sàn nhựa PVC có hai loại là dùng keo dán và có hèm khóa. Với sàn nhựa có hèm khóa thì việc thi công sẽ tương tự như sàn nhựa SPC. Còn với loại sàn dùng keo dán thì bạn cần phải quét keo chuyên dụng lên bề mặt nền, đợi cho keo khô rồi mới bắt đầu quá trình dán sàn. Ngoài ra còn có loại sàn nhựa sẵn keo dán, khi thi công bạn chỉ cần lột miếng giấy lót là có thể dán lên mọi mặt phẳng.
3.5 So sánh về khả năng tái sử dụng
Về khả năng tái sử dụng thì cả sàn nhựa SPC và sàn PVC có hèm khóa đều tháo gỡ được rất dễ dàng. Bạn có thể di chuyển hoặc thay thế bất kỳ một tấm ván sàn nào mà không cần tháo hết toàn bộ sàn.
Còn với loại sàn PVC dán keo thì bạn không thể tái sử dụng chúng. Bởi vì lớp keo dán khá chắc chắn nên nếu bóc ra thì cả sản phẩm và bề mặt nền sẽ không còn nguyên vẹn được như ban đầu.
Như vậy Kobler chia sẻ đến bạn những thông tin về so sánh sàn nhựa SPC và PVC chi tiết nhất theo từng tiêu chí. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với công trình, bạn hãy xem xét ưu nhược điểm của từng loại vật liệu và đối chiếu với điều kiện và ngân sách của mình nhé.
4. Sàn Thạch Anh Kobler – Bền bỉ thách thức mọi thời gian
Hiện nay ngoài sàn nhựa thì Sàn thạch anh cũng là vật liệu lát sàn được nhiều người sử dụng cho các công trình của mình. Với tiêu chuẩn sản xuất vật liệu xanh thân thiện môi trường, Kobler kết hợp sử dụng thành phần đá thạch anh để tăng độ bền, khả năng tái chế từ đó giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Sàn thạch anh Kobler có đa dạng mẫu mã với lớp film hoa văn được thiết kế độc quyền mang đậm dấu ấn Châu Âu. Nếu có nhu cầu tìm mua hoặc cần tư vấn hỗ trợ về Sàn thạch anh Kobler, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh nhất
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Lô A32 - NV13, Ô 3, Khu đô thị Geleximco A, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan