Hiện nay sàn nhựa giả gỗ là loại vật liệu nội thất được rất nhiều người dùng ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm cũng như rất đa dạng về màu sắc, chủng loại và kích thước. Như vậy, sàn nhựa giả gỗ dày bao nhiêu? Nên chọn độ dày sàn như thế nào để phù hợp? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây cùng Kobler để trả lời cho câu hỏi trên nhé.
1. Sàn nhựa giả gỗ dày bao nhiêu?
1.1 Sàn nhựa giả gỗ dán keo dày bao nhiêu?
Sàn nhựa giả gỗ dán keo thường có độ dày từ 2 – 4mm. Khi sử dụng loại sản phẩm này, bạn cần xử lý nền cho bằng phẳng và sạch sẽ. Tiếp theo là trộn keo và phết đều lên nền rồi sau đó có thể thi công lắp đặt từng tấm ván sàn.
1.2 Độ dày sàn nhựa giả gỗ tự dính
Nếu bạn không biết sàn nhựa giả gỗ dày bao nhiêu thì loại sàn nhựa dùng keo sẵn sẽ có độ dày từ 1.8 – 2mm. Với loại sản phẩm này, bạn chỉ cần bóc lớp decal bảo vệ keo phía sau ra là đã có thể thi công trực tiếp lên bất kỳ mặt phẳng nào mình mong muốn.
1.3 Sàn nhựa giả gỗ hèm khóa dày bao nhiêu?
Sàn nhựa giả gỗ hèm khóa là dòng sản phẩm có độ dày từ 3.5mm trở lên, lớn nhất trong các loại sàn nhựa. Nhờ vậy mà nó có khả năng chống chịu lực tốt hơn và có độ bền lâu hơn lên đến hơn 20 năm. Ngoài ra sản phẩm được thiết kế hèm khóa âm dương nên có thể dễ dàng liên kết với nhau mà không cần dùng đến sự hỗ trợ của keo dán.
Xem thêm:
- [Hỏi Đáp] Sàn nhựa giả gỗ chống nước tốt không?
- Liệu sàn nhựa giả gỗ có dễ tháo thế?
- Tìm hiểu về sàn nhựa giả gỗ từ A đến Z.
2. Độ dày của sàn có ảnh hưởng đến chất lượng sàn nhựa giả gỗ không?
Bên cạnh các thông số về đặc điểm sản phẩm như độ giãn nở, độ chống mài mòn, chỉ tiêu cơ lý,… thì độ dày cũng có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sàn nhựa giả gỗ. Độ dày có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ nén đặt của lõi nhựa và cũng là yếu tố quyết định khả năng chịu lực, độ cứng, tính ổn định của sàn trước các tác động từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lực từ quá trình sử dụng,…
Ngoài ra, độ dày cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt lót sàn nhựa tốt hay không. Thông tin sản phẩm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian phân biệt sản phẩm tốt và kém chất lượng.
Sàn có độ dày càng cao thì các phân tử trong lõi nhựa liên kết chặt chẽ hơn. Vì vậy cũng có khả năng chịu áp lực tốt hơn, chống cong vênh biến dạng, không bị nứt vỡ trước mọi tác động của ngoại cảnh.
3. Chọn độ dày sàn nhựa giả gỗ như thế nào?
3.1 Dựa vào vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt là yếu tố đầu tiên cần xác định trước khi lựa chọn độ dày của sàn nhựa. Bởi vì trên thị trường có rất nhiều loại sàn nhựa giả gỗ như sàn nhựa dán keo, sàn nhựa hèm khóa, sàn nhựa có keo tự dính,… và mỗi loại sẽ phù hợp với một không gian lắp đặt riêng.
Nếu bạn muốn lắp sàn cho nhà ở dân dụng thì có thể lựa chọn sản phẩm dựa vào ngân sách. Sàn nhựa hèm khóa có độ dày từ 4mm là đã đủ để đáp ứng các nhu cầu “tiêu chuẩn”. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm thuộc phân khúc cao hơn như SPC 5-6mm hoặc WPC 7 – 8mm. Bởi vì sàn nhựa có độ dày càng cao sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm sử dụng càng tốt hơn.
Với các công trình công cộng thì bạn nên chọn sản phẩm có độ dày trong phân khúc tầm trung đến cao cấp để đảm bảo về chất lượng và tuổi thọ cho sàn vì nơi đây thường có nhiều người qua lại. Trường hợp tài chính chưa được thong thả lắm thì bạn cũng có thể chuyển sang lại sàn nhựa cuộn với chi phí vừa phải hơn mà chất lượng cũng rất đảm bảo.
3.2 Dựa vào mật độ sử dụng
Mật độ sử dụng là thông số cho biết số người sử dụng trên một không gian nhất định, ở đây là trên một đơn vị diện tích sàn. Không gian có mật độ sử dụng càng lớn thì sàn càng phải chịu nhiều áp lực và sức nặng tác động lên. Vì vậy nếu bạn chọn tấm sàn có độ dày không phù hợp, không chịu được lực thì sẽ khiến cho sàn nhà nhanh bị lún, lõm, hư hỏng nhánh hơn và giảm tuổi thọ sản phẩm.
3.3 Dựa vào tần suất đi lại
Tần suất đi lại sẽ cho biết số lượt người đi lại trong một khoảng thời gian xác định trong ngày. Nếu khu vực lắp đặt sàn có tần suất đi lại quá cao cùng với việc chịu ma sát từ giày dép trên bề mặt sẽ dễ khiến sàn nhà bị mài mòn, trầy xước nhanh chóng hơn. Đối với các sản phẩm có chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn thì còn có thể bị bay màu sàn.
Với tiêu chí này, bạn nên chọn lát sàn nhựa giả gỗ có lớp bảo vệ (wear layer) từ 0.5mm trở lên tương ứng với sàn có độ dày từ 6mm. Nếu khu vực sàn nhà có tần suất đi lại thấp hơn thì các sản phẩm dày từ 4mm với lớp wear layer từ 0.3mm cũng là một lựa chọn phù hợp.
3.4 Dựa vào tác động ngoại cảnh
Bạn cần xác định khu vực thi công sàn nhà có thường xuyên phải chịu các tác động đến từ ngoại cảnh hay không (kéo lê đồ nặng, chịu va đập, bánh xe thiết bị, bàn ghế,…). Những tác nhân này có thể trực tiếp làm hư hỏng sàn nhà hoặc làm biến dạng, gãy hèm khóa. Do đó không nên xem nhẹ tiêu chí này khi lắp đặt sàn, nhất là với các công trình công cộng.
Qua bài viết trên, Kobler hi vọng bạn đã trả lời được câu hỏi sàn nhựa giả gỗ dày bao nhiêu. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Lô A32 - NV13, Ô 3, Khu đô thị Geleximco A, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan