Hiện nay, việc phối màu sơn phòng bếp theo phong thủy đang là lựa chọn của rất nhiều người. Bởi lẽ tông màu sơn phù hợp sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho người nội trợ, vừa giúp gia chủ đón nhận thêm nhiều may mắn và tài lộc. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những cách chọn màu sơn bếp hợp phong thủy mà bạn nên biết nhé!
1. Tầm quan trọng của màu sơn trong thiết kế phòng bếp
1.1 Chọn màu sơn phù hợp với phong thuỷ
Theo phong thủy nhà ở, mỗi khu vực của một căn hộ đều mang những ý nghĩa riêng. Trong đó, phòng bếp là một nơi quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của mọi thành viên gia đình cũng như phong thủy của căn nhà.
Theo đó, bếp không chỉ là nơi nấu nước hay lưu trữ đồ ăn thức uống. Đây còn là nơi giữ lửa cho cả gia đình và là khu vực được cai quản bởi vị thần Táo Quân trong truyền thuyết. Chính vì thế, khi xây dựng thiết kế nhà bếp, bạn phải chú trọng đến những điều nên làm và không nên làm như cách sắp xếp đồ nội thất, cách chọn màu sơn,…
Khi căn bếp được bố trí hợp lý sẽ mang lại nhiều năng lượng tốt, giúp gia chủ đón nhận được nhiều tài lộc, sức khỏe. Ngược lại gia đình sẽ thường xuyên bất hòa, cãi vã, làm ăn không thuận lợi, hao tốn tiền của, gặp điều xui rủi,…
1.2 Chọn màu sơn phù hợp với mục đích
Bên cạnh yếu tố phong thủy, gia chủ cũng nên căn cứ vào mục đích và yêu cầu sử dụng của mình để biết cách phối màu sơn phòng bếp phù hợp. Chẳng hạn với căn bếp có diện tích nhỏ thì những màu sơn tông sáng có thể giúp không gian thêm rộng mở, thoáng đãng hơn.
Với căn bếp lớn thì việc sơn tông màu nổi bật ở những mảng tường nhất định có thể tạo nên chiều sâu cho căn phòng, chia tách không gian và là điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà. Ngoài ra, nếu gia chủ thích có sự đồng bộ về phong cách thiết kế cho cả căn hộ thì có thể dùng chung một loại màu sơn cho tất cả các phòng trong nhà.
2. Cách phối màu sơn phòng bếp theo phong thuỷ
2.1 Phòng bếp phối màu trắng
Màu trắng là màu sắc luôn được ưa chuộng khi sử dụng trong nhà bếp vì nó có tác dụng làm tổng thể căn phòng thêm hài hòa hơn. Khi được sơn màu trắng, căn bếp cũng dường như rộng ra và không gian được tối ưu hơn nhiều. Chính vì vậy, gam màu này rất thích hợp để sơn tại những phòng bếp có diện tích nhỏ. Nó sẽ tạo hiệu ứng thị giác mở rộng không gian và không gây cảm giác tù túng khi bước vào bếp.
Ngoài ra, màu trắng đơn sắc cũng vô cùng phù hợp với nhà bếp theo đuổi phong cách hiện đại, tối giản, sang trọng. Nếu như bạn cảm thấy sơn bếp màu trắng quá đơn điệu thì có thể kết hợp thêm những đường viền trang trí. Hoặc sử dụng vật dụng nội thất có ánh kim hoặc đá granite để tạo điểm nhấn tinh tế cho không gian. Sử dụng vật dụng làm bếp nhiều màu sắc cũng là một phương án phù hợp để giúp căn bếp trắng thêm phần sinh động, thú vị.
2.2 Phòng bếp phối màu xám ghi
Một cách phối màu sơn phòng bếp đẹp khác mà bạn nên thử áp dụng chính là màu xám ghi. Đây là tông màu thời thượng đang được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất trong thời gian gần đây bởi vẻ độc đáo, cá tính vừa hiện đại lại vừa thanh lịch.
Xám ghi được xem là một màu sơn đẹp có thể phối hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà bếp khác nhau từ vẻ đẹp tinh tế, đơn giản cho đến phòng bếp phong cách hiện đại hoặc vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp của phòng bếp kiểu cổ điển,…
Điểm hạn chế của màu xám ghi là dễ khiến không gian bị đơn điệu, nhàm chán, u buồn. Vì vậy bạn nên kết hợp thêm một vài mảng tường sơn màu khác hoặc trang trí bằng những món đồ nội thất nhiều màu sắc để căn bếp tràn đầy hứng khởi hơn.
2.3 Phòng bếp phối màu đen
Nếu bạn yêu thích phong cách sang trọng, bí ẩn thì màu đen sẽ là một lựa chọn đầy thú vị. Từ trước đến nay, màu sắc này vẫn luôn gắn liền với vẻ đẹp đẳng cấp và sang trọng, vô cùng mê hoặc. Do đó, đây được xem là gam màu yêu thích của những gia chủ theo đuổi trường phái lịch lãm, mạnh mẽ.
Màu đen thích hợp nhất với nhà bếp phong cách tối giản, hiện đại. Tuy vậy, bạn không nên quá lạm dụng màu sắc này vì sẽ tạo cảm giác nặng nề, tù túng, thậm chí là sợ hãi hay bực dọc. Một mẹo hiệu quả mà bạn có thể áp dụng chính là dùng màu đen song song với màu trắng. Sự đối lập giữa hai màu trắng – đen sẽ tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, tăng tính thẩm mỹ và tạo nét cá tính độc đáo cho ngôi nhà.
2.4 Phòng bếp phối màu vàng nâu
Chọn sơn màu vàng nâu cho phòng bếp vẫn là một gam màu khá mới mẻ tại Việt Nam. Tông màu này là sự pha trộn giữa màu vàng nổi bật và một chút màu nâu trầm tính. Từ đó mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái và dễ chịu cho gia chủ khi nhìn vào.
Bên cạnh đó, màu sơn vàng nâu còn giúp bạn có một không gian phòng bếp mang hơi hướng châu Âu sang trọng, quyến rũ và thanh lịch. Ngoài ra gam màu này còn tạo cảm giác ấm cúng hơn cho căn bếp, làm món ăn ngon mắt hơn và mang lại cảm giác vui vẻ cho cả gia đình.
2.5 Phòng bếp phối màu cam sữa
Cam sữa là tông màu lạ mắt phù hợp với các gia chủ muốn thử những màu sơn mới lạ cho căn bếp của mình. Tuy nhiên đây là màu sắc nóng và có đôi chút quá rực rỡ nên bạn cần tránh việc lạm dụng màu sắc này. Cách tốt nhất là phối hợp màu cam sữa với những gam màu trung tính, đặc biệt là gam màu xanh.
Khi đó, màu cam sữa sẽ tạo nên một không gian ấm áp, ngọt ngào xen lẫn với sắc xanh thanh lịch, nhẹ nhàng giúp căn bếp thêm tinh tế và thư giãn hơn. Mặt khác cặp đôi màu sắc này vô cùng phù hợp với bếp thiết kế theo phong cách hiện đại.
2.6 Phòng bếp phối màu hồng san hô
Hồng san hô là một trong những gam màu nữ tính khiến nhiều phái đẹp phải siêu lòng nhất hiện nay. Màu sơn này vừa nhẹ nhàng, tươi sáng lại vừa ấm áp, trẻ trung khiến cho căn bếp có một vẻ đẹp rất riêng biệt, độc đáo. Màu hồng san hô rất thích hợp với những căn bếp có thiết kế hiện đại, sang trọng nhưng vẫn thể hiện được sự ngọt ngào và dịu dàng của nữ chủ nhân.
Ngoài ra, màu sơn này còn mang đến sự tươi trẻ, tạo thêm nhiều hứng khởi cho người nội trợ mỗi khi bước vào bếp. Một gợi ý cho bạn là kết hợp màu hồng san hô với màu xám sẽ giúp tổng thể nhà bếp được cân bằng và thanh lịch hơn.
2.7 Phòng bếp phối màu tím oải hương
Với những nữ chủ nhân yêu thích tông màu tím thì màu sơn tím oải hương sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Màu sắc này gợi lên sự nhẹ nhàng, đằm thắm rất thích hợp với những người có tâm hồn nhạy cảm hoặc phái đẹp có cá tính dịu dàng. Một điểm thú vị khác của màu tím oải hương là nó vừa sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn đủ trẻ trung và nhẹ nhàng.
Phòng bếp màu tím nổi bật với hệ thống nội thất đơn giản và tinh tế. Chính vì thế màu sơn này có thể dùng cho những căn bếp phong cách hiện đại lẫn cổ điển hay tân cổ điển. Để giúp căn bếp thêm phần sinh động và có điểm nhấn, bạn có thể phối hợp sử dụng với các vật dụng nhà bếp khác cùng tông màu tím nhưng thay đổi sắc độ từ nhạt đến đậm.
2.8 Phòng bếp phối màu xanh lá
Xanh lá đang dần trở thành xu thế được nhiều khách hàng lựa chọn trong thời gian gần đây. Màu xanh lá tượng trưng cho sự sống, thiên nhiên và niềm hy vọng. Vì vậy chúng sẽ giúp phòng bếp trở nên ấn tượng và mát mắt hơn. Khi trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi, tông màu xanh lá sẽ giúp bạn có những phút giây thư thái, xua tan mọi muộn phiền.
2.9 Phòng bếp phối màu xanh dương
Chọn màu xanh dương cho phòng bếp sẽ tạo nên cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng và mang đến một không gian thật bình yên, êm ái. Màu sắc này cũng rất linh hoạt khi có thể kết hợp với đồ nội thất màu sáng hoặc tốt đều phù hợp.
Nếu bạn thích một căn bếp hiện đại, nhẹ nhàng, thanh thoát thì hãy kết hợp cặp đôi màu xanh dương – trắng. Còn nếu ưa chuộng phong cách trầm lắng, thanh lịch thì có thể chọn những gam màu xanh dương trầm hơn, chẳng hạn như tông màu xanh Byzantine vừa trẻ trung, vừa bí ẩn.
2.10 Phòng bếp phối màu nâu
Phối màu sơn phòng bếp tông màu nâu sẽ mang lại cảm giác tinh tế và gần gũi cho gia đình bạn. Gam màu nâu phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất là các tông màu gỗ giúp cho không gian thêm phần ấm cúng, yên bình.
Ngoài ra, gam màu nâu cũng phù hợp với nhiều phong cách nhà bếp từ đơn giản, hiện đại cho đến sang trọng, cổ điển. Căn bếp của bạn sẽ trở nên độc đáo hơn khi vừa mang nét đẹp truyền thống xen lẫn với hơi hướng hiện đại.
2.11 Phòng bếp phối màu pastel
Những gam màu sơn pastel nhẹ nhàng rất thích hợp sử dụng cho những căn bếp diện tích nhỏ để tạo hiệu ứng thị giác không gian thoáng đãng hơn nhưng vẫn ấm cúng và êm đềm. Có nhiều màu pastel phù hợp cho không gian phòng bếp như xanh pastel, hồng pastel, tím pastel,… Bạn hãy kết hợp các màu sắc thật khéo léo cùng với đồ nội thất để có được một căn bếp thể hiện được cá tính độc đáo của mình.
3. Cách phối màu sơn phòng bếp theo mệnh
3.1 Phối màu sơn phòng bếp theo mệnh Kim
Trong phong thủy ngũ hành, mệnh Kim sẽ phù hợp với những màu sắc: nâu, vàng đậm, xám, bạc, trắng và kỵ các gam màu đỏ, hồng, tím nên gia chủ cần tránh sử dụng những màu sơn này.
Tông màu vàng, nâu được xem là màu hợp mệnh Kim nhất và giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, đây là gam màu nóng dễ mang lại cảm giác khó chịu cho người nội trợ. Vì vậy, bạn nên khéo léo kết hợp màu vàng với các màu sắc khác trung tính hơn như ghi nhạt, ánh kim,… để cân bằng không gian bếp tốt hơn.
3.2 Phối màu sơn phòng bếp theo mệnh Mộc
Những màu sắc hợp với mệnh Mộc là xanh lá, đen, xanh dương. Mệnh này kỵ các màu trắng, xám, bạc. Vì vậy gia chủ có thể chọn những màu hợp mệnh như xanh lá, xanh rêu, xanh mạ, xanh non,… hoặc các màu tương sinh như: xanh dương, xanh da trời, xanh biển,…
Nếu thích sự sang trọng, trầm lắng thì những gam màu xanh tông đậm, đen sẽ giúp bạn thể hiện được cá tính. Ngược lại, bạn hãy thử những gam màu xanh sáng, xanh pastel nếu thích một căn bếp sáng sủa, nhẹ nhàng hơn.
3.3 Phối màu sơn phòng bếp theo mệnh Thuỷ
Gia chủ mệnh Thủy sẽ hợp với các màu đen, xanh dương, trắng, xám, bạc và kỵ những màu thuộc mệnh Hỏa là tím, hồng, đỏ,… Vì vậy nếu bạn thuộc mệnh Thủy đừng ngại ngần sử dụng các màu sơn tương hợp tương sinh với mình.
Một điểm thuận lợi là các gam màu hợp mệnh Thủy phần lớn là màu trung tính nên dễ dàng phối hợp với nhiều phong cách nhà bếp khác nhau. Tuy nhiên để không gian không bị nhàm chán, đơn điệu, bạn đừng quên kết hợp thêm các đồ nội thất có màu sắc tươi sáng hơn để tạo điểm nhấn nhé.
3.4 Phối màu sơn phòng bếp theo mệnh Hoả
Gia chủ mệnh hỏa có thể phối màu sơn nhà bếp hợp phong thủy bằng các gam màu đỏ, hồng, tím hoặc xanh lá. Ngoài ra cần tránh các màu kỵ như xanh dương, đen. Tuy nhiên những gam màu hợp của mệnh Hỏa thường quá chói lóa, nhất là những gam màu nóng sẽ tạo cảm giác khó chịu, bí bách.
Do đó, bạn nên kết hợp cùng gam màu trung tính để cân bằng lại. Hoặc phối hợp giữa các sắc điệu đậm nhạt khác nhau để tạo một không gian hài hòa hơn như: tím pastel, hồng đất, tím lavender, tím xám, hồng pastel,…
3.5 Phối màu sơn phòng bếp theo mệnh Thổ
Gia chủ mệnh Thổ nên chọn màu sơn cho nhà thuộc các gam màu sau: nâu, vàng đậm, nâu đen, cam đất, đỏ, hồng tím. Tuy nhiên cần tránh những màu thuộc hành Mộc tương khắc là xanh lá.
Khi sử dụng những màu sắc trên sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi hơn trong công việc, đời sống hằng ngày. Ngoài ra để tránh đơn điệu, bạn hãy kết hợp những màu có sắc thái khác nhau của đồ nội thất để tạo điểm nhấn cho căn bếp của mình.
4. Lưu ý khi phối màu sơn phòng bếp
4.1 Chọn màu sơn hợp với phong cách thiết kế
Điều quan trọng bạn cần lưu ý khi chọn màu sơn cho phòng bếp là cần phải hài hòa với tổng thể phong cách thiết kế. Nhờ vậy mà căn bếp trở nên tinh tế, đẹp mắt và tôn lên vẻ đẹp chung của cả căn nhà.
Để làm được điều này, bạn có thể thử các cách sau:
- Chọn chung một màu chủ đạo cho toàn bộ căn nhà.
- Kết hợp màu sơn với không gian nội thất. Ví dụ nhà còn sàn và nội thất màu tốt thì nên sơn nhà bếp màu sáng để không gian không bị ảm đạm, u buồn. Và ngược lại sàn nhà và nội thất sáng màu thì có thể sơn tường gam màu trung tính, màu đậm hơn.
4.2 Độ ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sơn
Theo nghiên cứu và khảo sát, ánh sáng của đèn có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của lớp sơn. Cụ thể, đèn phát ra ánh sáng yếu sẽ làm màu sơn tối hơn và ánh sáng mạnh sẽ làm màu sơn tươi sáng hơn so với thực tế. Bên cạnh đó, nếu đèn phát ra ánh sáng vàng cũng làm căn bếp tối hơn đèn ánh sáng trắng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ về màu và cường độ sáng của đèn để phòng bếp được hoàn hảo hơn.
4.3 Chọn loại sơn chống bám bẩn
Bếp là không gian thường xuyên tiếp xúc với nước, cặn bẩn, dầu mỡ nên bạn hãy cân nhắc sử dụng những loại sơn có khả năng chống bám bẩn tốt. Đặc biệt là khu vực tường ở ngay phía trước bếp nấu và bồn rửa. Còn nếu bạn ít sử dụng bếp nấu thì không cần quan tâm nhiều về tính năng này mà có thể lựa chọn màu và loại sơn theo nhu cầu, sở thích cá nhân.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin thú vị về cách phối màu sơn phòng bếp đẹp mắt chuẩn phong thủy. Mong rằng những quy tắc này sẽ giúp ích cho quá trình lựa chọn màu sơn cho căn bếp của gia đình bạn.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan