Với những ưu điểm tuyệt vời như độ bền hoàn hảo và khả năng chống nước cao, gỗ Plywood đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở những nước phát triển. Tuy vậy, không phải ai cũng biết gỗ Plywood là gì và có công dụng như thế nào. Bài viết dưới đây của Kobler sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời chia sẻ một số loại gỗ Plywood chất lượng nên sử dụng trong năm 2023.
1. Tìm hiểu về loại gỗ plywood
Trước khi tìm hiểu một số loại gỗ Plywood phổ biến trên thị trường, cũng như các ứng dụng phổ biến của gỗ Plywood, Kobler sẽ giúp bạn giải đáp gỗ Plywood là gì và quy trình sản xuất gỗ Plywood cụ thể:
1.1 Gỗ Plywood là gì?
Gỗ Plywood còn được biết đến với cái tên gỗ dán, là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ quy trình ép nhiều lát gỗ mỏng lại với nhau. Mỗi lát gỗ mỏng được gọi là Veneer, để tạo ra gỗ dán Plywood sẽ ép Veneer theo chiều vuông góc.
Các lát gỗ mỏng Veneer tạo nên Plywood đều là gỗ tự nhiên, sau khi ép lại với nhau sẽ cho ra loại vật liệu có khả năng chống nước hiệu quả, chống cong vênh và không bị ảnh hưởng bởi tác động của nhiệt độ. Ngoài ra, bởi vì các lát gỗ được ép lại với nhau theo chiều vuông góc nên lực kéo rất cao.
1.2 Tìm hiểu quy trình sản xuất gỗ plywood
- Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu
Để tạo ra gỗ dán Plywood, các loại gỗ tự nhiên như keo, bạch đàn, trám, bồ đề… thường được ưu tiên để sử dụng. Bởi đặc tính của các loại gỗ này là có độ mềm phù hợp, đường kính lớn, dễ dàng lạng và vát thành những tấm gỗ mỏng khác nhau. Giá thành của các loại gỗ này cũng không quá đắt đỏ, đảm bảo tạo nên những sản phẩm kinh tế cho thị trường.
- Bước 2: Điều chế gỗ sau thu hoạch
Gỗ sau khi được lựa chọn sẽ cho vào nước ngâm trong một khoảng thời gian nhất định để tránh tình trạng nứt gỗ, đồng thời giúp phiến gỗ mềm hơn, dễ dàng bóc tách.
- Bước 3: Bóc tách phiến gỗ
Theo yêu cầu của khách hàng, phiến gỗ sẽ được bóc tách thành những lát mỏng với độ dày nhất định, phổ biến là từ 1.7 đến 2.5cm, kích thước 127x64cm.
- Bước 4: Sấy khô và lựa chọn gỗ
Để đạt được độ ẩm nhất định, gỗ cần được phơi hoặc sấy khô trong buồng sấy. Đồng thời, chỉ chọn những tấm gỗ đạt yêu cầu, loại bỏ các tấm gỗ không đạt trước khi bước vào quy trình sản xuất.
- Bước 5: Ráp nối gỗ
Các tấm gỗ sẽ được ráp nối lại với nhau để tạo thành phiến gỗ đạt yêu cầu về kích thước, bằng cách sử dụng máy móc chuyên dụng.
- Bước 6: Ép và cố định gỗ
Sau khi đã ráp nối thành các phiến gỗ đạt yêu cầu, người ta sẽ tiến hành ép keo để cố định các tấm gỗ lại với nhau, xếp theo chiều vuông góc với đường vân gỗ. Cách làm này sẽ hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót trong khi sử dụng. Sau đó, chúng sẽ được ép phẳng lại, đảm bảo keo được dàn đều.
- Bước 7: Ép nhiệt keo
Bước này sẽ giúp keo dán trở thành một khối đồng nhất. Tiến hành ép nhiệt sau đó làm nguội, cắt các cạnh biên để tạo thành phiến gỗ tiêu chuẩn.
- Bước 8: Chà nhám mặt gỗ
Chà nhám mặt không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho thành phẩm mà còn đảm bảo các tấm gỗ có đủ độ chắc chắn, sẵn sàng cho quá trình hoàn thiện tiếp theo của đơn vị thu mua.
1.3 Phân loại gỗ plywood
Gỗ Plywood trên thị trường hiện nay được chia thành hai loại phổ biến, bao gồm gỗ Plywood keo Phenol và gỗ Plywood keo Formaldehyde:
1.3.1 Gỗ Plywood keo Phenol
Ưu điểm của loại gỗ này là chắc chắn, kết cấu cứng, bề mặt phẳng lỳ và khả năng chống thấm nước cao. Do đó, gỗ Plywood thường được sử dụng trong công nghiệp, xây dựng, đóng tàu hay nội thất trang trí.
1.3.2 Gỗ Plywood keo Formaldehyde
Gỗ Plywood keo Formaldehyde đặc trưng bởi khả năng chống cong vênh hiệu quả, hạn chế co rút vặn xoắn nên có độ bền cao và sử dụng được trong thời gian dài.
2. Ưu và nhược điểm của gỗ plywood là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu xem gỗ Plywood là gì cũng như quy trình sản xuất gỗ dán Plywood, bạn cũng nên xem xét các ưu nhược điểm của loại vật dụng này để chắc chắn chúng phù hợp với từng hạng mục công trình cụ thể:
2.1 Về ưu điểm
Ưu điểm của gỗ dán Plywood bao gồm những đặc trưng sau đây:
2.1.1 Có độ cứng, độ bền khá cao
Được sản xuất từ quy trình phun keo và ép nhiệt nhiều lần nên gỗ dán được đánh giá rất cao về độ cứng và độ bền bỉ. Đặc biệt, trải qua công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, kiểm tra kỹ càng về đặc tính nên loại gỗ này có chất lượng rất cao khi đến tay người tiêu dùng.
2.1.2 Có khả năng chống nước cao
So với gỗ MDF – một trong những loại gỗ được đánh giá cao về khả năng chống ẩm, gỗ dán Plywood có khả năng chống thấm nước cao hơn. Đặc biệt, khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài, gỗ Plywood cũng không xảy ra tình trạng phồng như gỗ công nghiệp MDF. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là với những công trình trong môi trường ẩm thấp vì tuổi thọ của gỗ sẽ bền lâu hơn rất nhiều.
2.1.3 Thời gian chà nhám và sơn PU nhanh
Đặc trưng của gỗ Plywood là bề mặt nhẵn mịn, do đó sẽ dễ dàng thực hiện hơn trong công đoạn chà nhám và sơn PU. Ngoài ra, loại gỗ này còn được nhận định là có khả năng bám dính tốt, giá thành lại hợp lý hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, mang đến vẻ đẹp không thua kém gì gỗ tự nhiên. Sử dụng gỗ Plywood cho các công trình hiện đại sẽ mang đến vẻ đẹp sang trọng, do đó rất được các gia đình trẻ hiện nay ưa chuộng.
2.2 Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, gỗ Plywood vẫn có một số nhược điểm mà bạn nên cân nhắc:
2.2.1 Giá thành cao hơn so với gỗ MDF, MFC
Tuy có giá thành rẻ hơn các loại gỗ tự nhiên quý hiếm, so với gỗ công nghiệp như MDF hay MFC, gỗ dán lại có mức giá nhỉnh hơn, bởi khả năng chống nước và chịu ẩm vượt trội. Thực tế, mức chênh lệch này không quá nhiều, do đó bạn nên cân nhắc kỹ mục đích và ngân sách của mình để lựa chọn được loại gỗ phù hợp nhất.
2.2.2 Cạnh ván ép dễ bị sứt mẻ
Nhược điểm phổ biến của gỗ ván ép trong quá trình sử dụng là cạnh ván rất dễ sứt mẻ trong quá trình cắt hay sử dụng lâu dài. Do đó, để tăng tuổi thọ của gỗ, bạn cần lưu ý bọc hết các cạnh của tấm ván, không để lớp bọc này trầy xước vì phần cạnh gỗ rất dễ hư hỏng, sứt mẻ và trở nên mất thẩm mỹ.
2.2.3 Dễ bị cong vênh, tách lớp
Với những cơ sở sản xuất gỗ ép không đúng tiêu chuẩn, quy trình không đầy đủ, sử dụng sai loại keo chuyên dụng thì rất dễ dẫn đến hậu quả gỗ bị cong vênh và tách lớp. Đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao hay độ ẩm lớn.
Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ nên chọn mua gỗ Plywood ở những cơ sở sản xuất uy tín, quy trình sản xuất minh bạch và rõ ràng. Bởi nếu thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình sản xuất, gỗ sẽ có độ bền cao và hạn chế được tối đa những tình trạng kể trên.
2.2.4 Màu sắc và đường vân không đẹp bằng gỗ MDF, MFC
Tuy có độ bền vượt trội hơn, nhiều người dùng đều đồng ý rằng gỗ MDF và MFC trên thực tế có màu sắc và đường vân không đẹp và đồng đều bằng các loại gỗ công nghiệp khác. Do đó, các hạng mục như phòng khách, phòng bếp thường không sử dụng loại gỗ này, mà thay vào đó gỗ Plywood sẽ được ưa chuộng hơn để trang trí cho những không gian nhỏ như phòng ngủ, phòng làm việc hay kệ trang trí…
3. Một số loại gỗ ván ép plywood trên thị trường
Nếu bạn đang tìm hiểu gỗ Plywood là gì, đừng quên điểm qua một số loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay, chẳng hạn như:
3.1 Ván ép từ gỗ bạch dương
Loại gỗ này có lớp lõi làm từ gỗ cứng như keo, gỗ cao su hay bạch đàn, có khả năng chịu ẩm và chịu nước lạnh hiệu quả. Ngược lại, khả năng chịu nhiệt khá kém, dễ gây ra tình trạng phồng rộp khi tiếp xúc với nước sôi. Gỗ cũng không thể hạn chế mối mọt, bởi vậy thường không được sử dụng cho những môi trường ẩm thấp, vi sinh vật dễ xâm nhập.
3.2 Ván ép từ gỗ óc chó
Gỗ ép từ gỗ óc chó còn được biết đến với cái tên Walnut Plywood, cũng là kết quả của các loại gỗ cứng như keo, cao su hay bạch đàn. Loại gỗ này có độ dày dao động trong khoảng từ 3mm đến 25mm, chịu ẩm và nước lạnh tốt, tuy nhiên cũng không có khả năng chịu nhiệt độ cao hay chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.
3.3 Ván ép từ gỗ sồi trắng
Kích thước tiêu chuẩn Hoa Kỳ của gỗ sồi trắng là 1200mmx2400mm, độ dày phổ biến nhất là 7mm đến 25mm. Tuy khả năng chịu ẩm của loại gỗ ép sồi trắng nhỉnh hơn so với hai loại trên, nhưng vẫn không chống chịu tốt trước sự xâm nhập của mối mọt.
3.4 Ván ép từ gỗ tần bì
Gỗ tần bì cũng được chế tạo từ lõi là các loại gỗ cứng, trong đó bề mặt lại được làm từ gỗ tần bì bóc tròn loại A/A và A/B nhập khẩu. Tính chất và khả năng chịu nhiệt, chịu nước không quá khác biệt so với những loại gỗ kể trên.
4. Ứng dụng của gỗ plywood trong đời sống
Ứng dụng của gỗ Plywood là gì được rất nhiều người quan tâm. Với quy trình sản xuất hiện đại và tiên tiến, gỗ dán Plywood có chất lượng cao và độ bền lý tưởng, là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho những loại gỗ tự nhiên đắt đỏ trên thị trường hiện nay.
Các hạng mục thường sử dụng gỗ ép Plywood trên thị trường là tạo khuôn đổ bê tông, dùng trong công nghiệp đóng ghe, thuyền… Đặc biệt, loại gỗ này được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế và trang trí nội thất hiện đại, chẳng hạn như chế tác tủ quần áo, tủ tivi, giường ngủ, kệ, thậm chí là ghế sofa.
Bài viết trên là một số thông tin về gỗ dán trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi gỗ Plywood là gì, ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Hy vọng bạn đã giải đáp được các thắc mắc về các loại gỗ công nghiệp để chọn mua các loại gỗ công nghiệp chất lượng, uy tín cho gia đình.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Lô A32 - NV13, Ô 3, Khu đô thị Geleximco A, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan