Gỗ HDF thường được biết đến là vật liệu đa năng và độ bền cao, được ứng dụng linh hoạt trong xây dựng và thiết kế nội thất. Hãy cùng Kobler tìm hiểu xem “Gỗ HDF là gì?” để khám phá sự đa dạng và tiềm năng của gỗ HDF trong việc tạo nên không gian sống và làm việc hiện đại, chất lượng.
1. Tổng quan về gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF là gì? Đây là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra bằng cách ép chặt và liên kết các sợi gỗ nhỏ lại với nhau bằng một loại keo kết dính. Quá trình sản xuất đặc thù này giúp tấm gỗ có bề mặt phẳng và mịn, độ dày đồng nhất, dễ dàng thi công và ứng dụng trong kiến trúc. Gỗ HDF có mật độ cao hơn so với MDF (Medium-Density Fiberboard) thông thường, nhờ sản xuất dưới áp lực và nhiệt độ cao nên sợi gỗ chắc chắn và có độ bền tốt.
Trong quá trình sử dụng gỗ HDF, bạn cần chú ý tránh gỗ tiếp xúc trực tiếp với nước quá lâu và chỉ dùng khăn vải mềm khô để lau sạch gỗ khi có bụi bẩn. Những thao tác đơn giản này có thể giúp kéo dài tuổi thọ của gỗ HDF.
1.1 Khái niệm gỗ HDF là gì?
Để nắm rõ hơn câu hỏi “Gỗ HDF là gì?”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm cũng như ứng dụng cơ bản của loại gỗ này. Gỗ HDF (High-Density Fiberboard) một sản phẩm gỗ ván sợi mật độ cao phổ biến trong thi công thiết kế nội – ngoại thất, nổi tiếng nhờ tính bền bỉ và khả năng chịu lực vượt trội. So với các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC, gỗ HDF đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm, đảm bảo về độ bền, độ cứng và các tiêu chuẩn về sức khỏe.
Ứng dụng của gỗ HDF thường thấy trong các công trình thiết kế cần độ bền bỉ, cách âm, cách nhiệt tốt trong ngôi nhà như sàn nhà, vách ngăn, cửa thông phòng, trần nhà và một số đồ nội thất gỗ khác. Tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng, gỗ HDF được phân loại theo cốt gỗ và bề mặt với những đặc tính khác nhau mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
1.2 Thành phần cấu tạo gỗ HDF
Thành phần cấu tạo nên gỗ HDF là gì? Ván gỗ HDF được ép từ bột gỗ, hàm lượng chủ yếu là gỗ tự nhiên chiếm khoảng 80 – 85%. Những thành phần còn lại là phụ gia nhằm cải thiện độ cứng và chất kết dính gỗ giúp tấm ván thêm bền bỉ và tuổi thọ được kéo dài.
Trước khi đưa vào thi công, gỗ HDF sẽ được ép bổ sung lớp đế, lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt để dễ dàng tương thích với các lớp trang trí trên bề mặt khi gia công. Các lớp phủ bề mặt này đồng thời hỗ trợ cho gỗ HDF tăng cường khả năng chống nước, chống ẩm và hạn chế trầy xước.
1.3 Đặc điểm nổi bật gỗ công nghiệp HDF
So với các loại gỗ công nghiệp khác thì đặc điểm nổi bật của gỗ HDF là gì? Làm sao để dễ dàng phân biệt? Vì sao lại được nhiều đơn vị lựa chọn làm vật liệu thi công? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây:
- Gỗ HDF có mật độ cao, độ cứng và độ bền chất lượng so với đa số các loại gỗ trên thị trường, nhưng cũng vì vậy mà ván HDF tương đối nặng
- Gỗ HDF có độ chịu lực tốt vì được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2, giúp chống cong vênh và biến dạng trong quá trình sử dụng
- Cách nhiệt, cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn và giảm sự ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài
- Tỷ trọng ván HDF trung bình dao động từ 800 – 1040 kg/m3
- Bề mặt nhẵn, mịn, đồng đều, hầu như không có các sợi gỗ dăm. Nhờ vậy có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng cắt, khoan, đục và gia công trang trí theo ý muốn
- Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 – E2 nên thân thiện khi sử dụng, không gây dị ứng hay ngộ độc
- Cốt gỗ HDF siêu đặc nên chống được mối, mọt, ít bị gây hại bởi côn trùng
1.4 Quy trình sản xuất
Để hiểu rõ hơn gỗ HDF là gì, cùng đi vào tìm hiểu quy trình tổng quan để sản xuất được loại vật liệu chất lượng cao này
- Bước 1: Thu nguyên liệu gỗ như cành cây, vỏ cây. Nguồn nguyên liệu có thể là những đoạn gỗ không đạt tiêu chuẩn trong quá trình khai thác gỗ tự nhiên.
- Bước 2: Gỗ được xẻ mỏng, đưa vào nhà máy để nghiền nhỏ thành dạng bột, sản xuất ra cốt gỗ HDF
- Bước 3: Bột gỗ được trộn với keo và các chất phụ gia nhằm tăng độ cứng, chống mối mọt, phồng rộp, tạo sự liên kết giữa các sợi gỗ
- Bước 4: Đưa vào máy ép với nhiệt độ và áp suất cao, định hình thành những tấm gỗ HDF có độ dày từ 6mm – 24mm
- Bước 5: Sau khi tấm gỗ hoàn thành, tiếp tục mài mịn, xử lý hai mặt, cán lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt để chống nước, chống xước. Thường lớp phủ bề mặt trong suốt này được kết hợp giữa Melamine Resin và sợi thủy tinh nhằm đảm bảo vân gỗ và màu sắc luôn ổn định.
- Bước 6: Tấm gỗ HDF sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với tính chất vật liệu, kích thước, độ dày và bề mặt.
2. Phân loại gỗ HDF là gì?
2.1 Gỗ HDF siêu chống ẩm
Như tên gọi của mình, gỗ HDF siêu chống ẩm có khả năng kháng nước, chống ẩm mốc tốt hơn so với các loại gỗ thông thường nói chung và gỗ HDF nói riêng. Tuy nhiên, loại gỗ HDF siêu chống ẩm này không được thiết kế với cơ chế chịu được môi trường ẩm ướt một cách quá vượt trội.
Gỗ HDF siêu chống ẩm thường được nhồi giấy Honeycomb và bông thuỷ tinh cách ẩm bên trong, bề dày khoảng 3mm – 6mm.
Để gia tăng khả năng chống ẩm cho loại gỗ HDF này, có thể sử dụng thêm keo ép hoặc các chất phủ bảo vệ chống nước. Nhìn chung, gỗ HDF siêu chống ẩm có thể được tận dụng trong thiết kế các cửa gỗ thông phòng với những tính năng vốn có của mình.
2.2 Gỗ Black HDF siêu chống ẩm
Gỗ Black HDF siêu chống ẩm có khả năng kháng nước và chống ẩm tốt. Bề mặt gỗ màu đen, được sử dụng lực nén cực kỳ lớn khi sản xuất nên có độ chắc chắn và độ bền cao, không cần nẹp cạnh gỗ vào đồ nội thất như những loại gỗ thông thường. Điều này giúp giảm chi phí và công sức lắp đặt, đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
3. Ưu và nhược điểm của gỗ HDF là gì?
Trước khi sử dụng gỗ HDF, người dùng cần xem xét kỹ các ưu nhược điểm của loại gỗ này có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của mình không. Đôi khi những yếu tố đó là ưu điểm với người khác nhưng lại là nhược điểm với mình. Sau đây là ưu nhược điểm của gỗ HDF được nhiều người quan tâm.
3.1 Ưu điểm của gỗ HDF là gì?
- Khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp HDF vượt trội về khả năng chống ẩm và trầy xước tốt. Đồng thời gỗ công nghiệp này giảm thiểu được nguy cơ hư hại do mối mọt.
- Do khả năng cách nhiệt và cách âm đáng kể nên được ứng dụng phổ biến trong các công trình như khách sạn, nhà ở, phòng học, văn phòng.
- Do thành phần có chứa độ cứng nên gỗ HDF nên khả năng chịu được tải trọng khá lớn, có thể lên đến vài chục kg. Ngoài ra, loại gỗ HDF còn bắt ốc vít rất tốt, phù hợp với công tác thi công và thiết kế. Cho ra các sản phẩm nội thất chất lượng, có thể sử dụng lâu dài với độ bền bỉ với thời gian.
- Tuổi thọ trung bình của gỗ HDF có thể duy trì đến hơn chục năm nếu biết cách sử dụng và bảo quản.
- Được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công sản phẩm nội thất do gỗ bắt ốc vít khá tốt.
- Sở hữu bề mặt nhẵn bóng, láng mịn và đồng nhất nên khá ăn sơn và có thể ép trên các bề mặt trang trí, có thể kể đến như Melamine, veneer, Laminate,… Không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gỗ HDF giúp người dùng dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi và bảo quản các sản phẩm.
- Bề mặt gỗ HDF là các vân và thớ gần giống như gỗ thật nên có tính thẩm mỹ cao hơn màu vàng như giấy carton của giấy nguyên thủy.
- Dù là gỗ công nghiệp nhưng có hơn 80% thành phần thuộc gỗ tự nhiên nên gỗ HDF rất an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
- Do những tính năng siêu việt nên gỗ HDF chính là giải pháp tối ưu cho các vật dụng nội thất trong nhà và ngoài trời như cửa ra vào, tấm trường, vách ngăn phòng và đồ nội thất.
3.2 Nhược điểm
- Do cấu thành đi kèm chất lượng tối ưu nên trong các loại gỗ công nghiệp, gỗ HDF có giá thành cao nhất trên thị trường.
- Gỗ HDF tiêu chuẩn với các dòng gỗ HDF không đạt chuẩn khác bằng mắt thường. Vì thế khi lựa chọn mua các sản phẩm từ gỗ HDF cần chọn các kênh mua bán, phân phối uy tín để tránh những rủi ro khi mua hàng đáng tiếc.
- Chỉ có thể thi công nội thất dạng phẳng lì hoặc tạo điểm nhấn bằng cách kết hợp kẹp chỉ, chứ không thể làm được dạng panel.
- Khó tạo những đường cong, kiểu dáng nội thất mềm mại và không thể chạm khắc họa tiết trang trí, điểm nhất lên trên bề mặt.
4. Tiêu chí lựa chọn gỗ HDF chất lượng
Một trong những nhược điểm của gỗ HDF chính là khó phân biệt được chất lượng gỗ thông qua mắt thường. Tuy nhiên đó không phải điểm yếu chí mạng của dòng gỗ này khi đã có những tiêu chí nhất định để có thể đánh giá và trả lời được “Chất lượng gỗ HDF là gì?”
- Nguồn gốc: Điều đầu tiên đặc biệt quan tâm chính là nguồn gốc xuất xứ của gỗ HDF. Một tấm ván HDF đạt chuẩn luôn được minh bạch về vị trí và quy trình sản xuất. Điều này giúp gây dựng được sự tin cậy so với các dòng gỗ không rõ xuất xứ khác trên thị trường. Thông thường, gỗ HDF tiêu chuẩn và có chất lượng cao phải trải qua quy trình sản xuất hiện đại và nhiều đợt kiểm định nghiêm ngặt mới có thể đạt được chuẩn mực thương mại quốc tế.
- Chứng nhận: Đi cùng với nguồn gốc thì đừng quên kiểm tra các giấy tờ liên quan đến chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm. Dựa vào các thông số về độ giãn nở, khả năng chịu lực, tỷ lệ nén ép,… để đánh giá được chất lượng thật sự của sản phẩm từ gỗ HDF.
- Chỉ số an toàn sức khỏe: Khi sử dụng bất kể sản phẩm gì thì sức khỏe con người là 1 trong những yếu tố tiên quyết. Thường trước khi tung ra thị trường, các loại gỗ công nghiệp cao cấp đều phải đạt qua tiêu chuẩn E1. Các sàn chứa nồng độ Formaldehyde cao thường xếp vào các tiêu chuẩn E2, E3,… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, gây khó thở nếu tiếp xúc lâu dài.
- Nguồn nguyên liệu: Đứng trước nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt, lựa chọn ván công nghiệp HDF sẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường hơn. Là gỗ công nghiệp nhưng nguyên liệu chính của ván HDF là gỗ tự nhiên không có đạt chuẩn.
5. Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF trong đời sống
Sở hữu những tính năng tuyệt vời nên ứng dụng của gỗ HDF trong đời sống vô cùng lớn, là giải pháp tối ưu cho mọi ngõ ngách trong ngôi nhà của bạn. Gỗ HDF thường được làm nội thất, các loại tủ, cửa trong nhờ đặc tính chịu lực tốt, dễ lau chùi, cách âm và chống thấm.
5.1 Dùng làm đồ nội thất
Hiện nay trên thị trường, nhiều bộ bàn ghế được làm từ gỗ HDF. So với gỗ tự nhiên thì chất liệu gỗ HDF có giá thành rẻ hơn và vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ nhất định cùng chất lượng bền chắc. Gỗ HDF thường được dùng làm bàn làm việc, bàn học, bàn ăn, vách ngăn giữa các phòng hay vách ngăn di động vì khả năng cách âm tốt.
Với chất lượng vượt trội trong khả năng chống mối mọt, chịu ẩm nên ván ép được dùng làm hệ tủ bếp, tủ quần áo vừa tiện lợi và đẹp mắt. Các ván HDF khi ép thành tấm đều được phủ bề mặt lớp vân gỗ, đơn sắc, vân đá,… trang trí nên các vật dụng từ gỗ công nghiệp này đều đảm bảo được tính thẩm mỹ và đa dạng, linh hoạt trong các nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Theo thống kê của nhiều công ty chuyên đồ gỗ, hằng năm đều tăng lên ít nhất 7% các hộ gia đình lựa chọn gỗ HDF để làm đồ nội thất cho căn nhà của mình. Điều này kéo theo các công ty phải lao vào cuộc chạy đua đẩy mạnh nguồn cung để đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng.
5.2 Dùng làm sàn gỗ
Gỗ HDF sở hữu các tính năng bao gồm chống cong vênh tốt, chống nước, chịu ẩm, kháng mối mọt và có sức bền cao, đồng thời vẫn giữ được tính thẩm mỹ nhất định.
5.3 Dùng làm cửa gỗ
Do đặc tính chống ồn, cách âm vượt trội nên gỗ HDF được ứng dụng vào việc làm cửa ra vào cho các ngôi nhà mặt phố hoặc nhà ở khu dân cư đông đúc nhiều tiếng ồn. Vừa đem lại không gian an tĩnh, an toàn cho sức khỏe và giá thành phải chăng nên cửa gỗ HDF được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Không những thế, cửa gỗ HDF còn có nhiều ưu điểm khác nhau dễ dàng thi công và lắp đặt, cánh cửa có trọng lượng trung bình nên giúp giảm thiểu được tải trọng công trình cũng như nguy cơ xệ cánh trong suốt quá trình sử dụng.
5.4. Dùng làm tủ bếp gỗ
Nếu các loại gỗ công nghiệp khác không được khuyến khích sử dụng trong môi trường làm bếp nhưng gỗ HDF được xem là ngoại lệ. Do khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm vượt trội, các căn tủ bếp bằng gỗ HDF không chỉ đảm bảo đồ dùng tốt mà còn an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Tuy nhiên, hiện giá thành của một hệ thống tủ bếp gỗ HDF được đánh giá là khá đắt so với mặt bằng chung trên thị trường. Dù các sản phẩm khá bắt mắt và chất lượng tốt nhưng nó không phải là mặt hàng phù hợp với khả năng kinh tế của mọi người.
5.5. Dùng làm tủ quần áo
Do đặc điểm thẩm mỹ phong phú và chất lượng bền bỉ theo thời gian, tủ quần áo gỗ HDF cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng, lựa chọn cho không gian sống của mình.
Tủ quần áo gỗ công nghiệp HDF đa dạng về thiết kế và màu sắc, được gia công tạo ra các kiểu dáng phong phú, từ đường nét truyền thông đến các thiết kế hiện đại. Điều này cho phép gia chủ dễ dàng lựa chọn theo sở thích và phong cách cá nhân, kiến tạo không gian sống độc đáo.
Bên cạnh đó, tủ quần áo gỗ HDF do có cấu trúc mật độ cao, chịu đựng được các tác động ngoại lực nên có tuổi thọ khá cao. Tủ khá ổn định kiểu dáng, không gặp tình trạng cong vênh hay đứt gãy. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ và chất lượng giúp gia chủ thiết kế được không gian sống đẹp mắt, bền bỉ và khoa học, thân thiện với môi trường.
Kobler vừa giới thiệu đến bạn một số thông tin giải đáp cho câu hỏi “gỗ HDF là gì?” và các ứng dụng của loại gỗ công nghiệp này vào đời sống sinh hoạt thường ngày. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết đến các bạn để lựa chọn vật liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan