Trang chủ / Tin tức / Gỗ công nghiệp MDF – Giải pháp thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp MDF – Giải pháp thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp MDF đã trở thành một trong những vật liệu xây dựng và nội thất phổ biến nhất hiện nay. Vậy, gỗ công nghiệp MDF là gì? Làm thế nào để nhận biết và sử dụng gỗ MDF một cách hiệu quả? Trong bài viết này, bạn hãy cùng Kobler tìm hiểu những thông tin quan trọng về gỗ MDF, từ đặc điểm cấu tạo đến ưu điểm và các ứng dụng trong đời sống.

 

gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF là một giải pháp lý tưởng thay thế gỗ tự nhiên

1. Tổng quan về gỗ công nghiệp MDF

1.1 Gỗ công nghiệp MDF là gì?

Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại vật liệu composite được sản xuất từ sợi gỗ và chất kết dính. Nó được tạo thành bằng cách ép và nén sợi gỗ nhỏ thành một tấm dày và nhẵn. Quá trình sản xuất MDF bao gồm việc tách sợi gỗ thành các sợi nhỏ, sau đó kết hợp chúng với chất kết dính và ép nhiệt để tạo thành tấm MDF cuối cùng.

Loại ván gỗ công nghiệp này có các thành phần cơ bản bao gồm: 75% bột sợi từ gỗ tự nhiên, 10-15% chất kết dính, 5-10% nước và các thành phần phụ gia khác.

1.2 Đặc điểm của gỗ công nghiệp MDF

gỗ công nghiệp MDF trong nội thất
Gỗ công nghiệp MDF có tính chất phẳng, đồng nhất và dễ dàng gia công

1.2.1 Cấu tạo của gỗ MDF có gì đặc biệt?

Những thành phần cấu thành gỗ MDF khi nén ép dưới áp lực cao, sẽ cho ra kết cấu cứng cáp, chắc chắn. Ngoài cùng là lớp sáp chống ẩm để giữ cho gỗ không bị mối mọt hay hư hại nặng nề trong quá trình sử dụng.

Cấu trúc MDF đặc biệt vì nó không sử dụng toàn bộ kết cấu tế bào tự nhiên của gỗ. Thay vào đó, nó tạo ra một bố cục các sợi nhỏ và mật độ trung bình, giúp MDF có tính chất đồng nhất, phẳng và dễ dàng gia công.

1.2.2 Kích thước phổ biến của gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF có thể được sản xuất trong nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với các ứng dụng và yêu cầu cụ thể. Dưới đây là các kích thước thường được sử dụng trong thiết kế nội thất:

  • Kích thước phổ biến:1220 x 2440; 1830 x 2440 (mm).
  • Độ dày trung bình của gỗ MDF: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
  • Với loại ván ép MDF thì có độ dày cao khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
gỗ MDF chống ẩm
Các kích thước thường được sử dụng của gỗ MDF

1.2.3 Các giai đoạn trong quy trình sản xuất gỗ MDF

giai đoạn sản xuất gỗ MDF
Các giai đoạn sản xuất gỗ công nghiệp MDF

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và chia thành nhiều giai đoạn. Cụ thể có 2 quy trình chính:

  • Quy trình khô

Cho keo, các phần phụ gia vào bột gỗ khô và cho vào máy trộn bắt đầu sấy sơ bộ. Bột sợi sau khi đã áo đều keo sẽ dùng máy rải cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước ván gỗ dự định sản xuất.

Tiếp theo, các tầng này sẽ được chuyển qua máy ép gia nhiệt, bắt đầu thực hiện ép nhiều lần. Lần đầu ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 và thứ 3. Đến lần thứ 2 thì thực hiện ép cả 3 lớp lại với nhau.

Cần thiết lập chế độ nhiệt cho hơi nước và keo hóa thành thể rắn dần dần. Sau công đoạn cuối cùng, ván xuất ra được cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

  • Quy trình ướt

Phun nước vào bột gỗ để làm ướt, tạo kết vón dạng vảy. Sau đó sử dụng máy rải cào lên mâm ép. Lần đầu ép nhiệt đến khi dày sơ bộ. Tiếp theo tấm đi qua công đoạn cán hơi–nhiệt để nén chặt hai mặt và rút phần nước thừa.

1.3 Phân loại ván gỗ công nghiệp MDF hiện nay

1.3.1 Gỗ MDF thường

Loại này thường được nhận biết qua màu sắc bột gỗ. Màu sắc của ván gỗ công nghiệp MDF thường sẽ có màu khá tự nhiên, gần giống với gỗ thật. Các thiết kế nội thất đặt ở những nơi khô ráo đều ưu tiên sử dụng gỗ MDF thường vì giá thành rẻ.

Về mặt thẩm mỹ, gỗ công nghiệp MDF còn được phủ lớp sơn bóng PU, Melamine hoặc Laminate nhằm tạo cảm giác sang trọng.

màu gỗ MDF
Gỗ MDF thường sẽ phù hợp với không gian khô ráo

1.3.2 Gỗ MDF chống ẩm

Loại chống ẩm có phần lõi màu xanh, sẽ được tra sáp hoặc keo chịu ẩm để có thể đáp ứng khả năng chịu nước. Gỗ MDF chống ẩm được làm dưới công đoạn có lực nén ép cao, vì thế sẽ hạn chế được vấn đề thấm nước và trở thành loại ván gỗ có khả năng chống ẩm tốt.

Gỗ MDF chống ẩm đặc biệt phù hợp với không khí và môi trường Việt Nam, có thể chống nước, chịu được độ ẩm cao và có sự co giãn thích hợp khi nhiệt độ đột ngột tăng.

Gỗ MDF xanh
Gỗ MDF chống ẩm có phần lõi màu xanh

1.3.3 Gỗ MDF chống cháy

Gỗ MDF chống cháy có phần lõi màu đỏ, được bổ sung thêm thành phần là các phụ gia chống cháy, làm giảm khả năng bắt lửa và cháy lan ra xung quanh. Chính vì thế mà loại gỗ này được sử dụng nhiều ở các khu chung cư, khách sạn hay các khu vực công cộng đông người.

gỗ MDF đỏ
Phần lõi của gỗ công nghiệp MDF chống cháy có màu đỏ

1.4 Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF

gỗ công nghiệp MDF nội thất nhà ở
Gỗ công nghiệp MDF thường được ưu tiên sử dụng cho các dự án nội thất nhà ở

1.4.1 Về ưu điểm

  • Độ bền cao: MDF có cấu trúc chắc chắn và đồng nhất, giúp nó có độ bền cao hơn so với gỗ tự nhiên. Loại ván gỗ này cũng ít bị cong, biến dạng và nứt nẻ khi tiếp xúc với thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ và áp lực.
  • Dễ gia công: Gỗ công nghiệp MDF được cắt, khoan, mài, phay, uốn và đục dễ dàng để tạo ra các hình dạng và chi tiết phức tạp. Điều này làm cho MDF trở thành vật liệu lý tưởng cho các dự án gỗ và nội thất vì ưu điểm tiết kiệm thời gian và công sức so với quá trình gia công gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt mịn và phẳng: Gỗ MDF có bề mặt nhẵn và phẳng, không có các vân gỗ tự nhiên hay đốm màu. Do đó ta có thể tạo ra một bề mặt đồng nhất và rất thuận tiện cho việc sơn, trang trí và hoàn thiện mặt thẩm mỹ.
  • Khả năng chống cong và uốn: Do độ bền và tính chất không co giãn của MDF, ván gỗ sẽ không cong hoặc uốn theo thời gian như một số loại gỗ tự nhiên khác. Với đặc tính này, gỗ công nghiệp MDF là sự lựa chọn thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu bề mặt phẳng và ổn định, chẳng hạn như các tấm trần, cánh cửa hay các mặt bàn.
  • Giá thành hợp lý: So với một số loại gỗ tự nhiên khác, gỗ MDF có giá thành thường rẻ hơn. Ưu điểm này khiến gỗ MDF trở thành một lựa chọn kinh tế cho các dự án xây dựng và nội thất.

1.4.2 Về nhược điểm

  • Gỗ MDF thông thường sẽ có khả năng chịu nước kém so với loại chống ẩm.
  • Gỗ MDF chỉ có độ cứng, về độ dẻo dai thì không được đánh giá cao.
  • Gỗ MDF không thể trạm trổ giống như các loại gỗ tự nhiên.
  • Gỗ MDF có độ dày giới hạn, nếu bạn muốn làm đồ vật có độ dày cao thì sẽ cần phải thực hiện công đoạn ghép nhiều tấm gỗ lại.

2. 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF

Bề mặt gỗ công nghiệp MDF có thể được phủ qua nhiều lớp đa dạng như phủ veneer, laminate, melamine, sơn bệt, giả đá hoặc giả vải… Sau đây cùng Kobler tìm hiểu qua 5 loại lớp phủ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

2.1 Lớp phủ Melamine

Melamine vốn là lớp bề mặt giả gỗ và được kết cấu từ những chất công nghiệp và chất kết dính khác nhau tạo nên những loại bề mặt khác biệt, có thể thấy ví dụ điển hình nhất trong quá trình làm cửa gỗ. Cấu tạo của lớp bề mặt này có 3 lớp cơ bản như sau:

  • Lớp trong cùng: đây là lớp giấy nền có chức năng tạo độ cứng và dày cần thiết cho lớp phủ melamine.
  • Lớp tiếp theo: là lớp giữa quyết định độ thẩm mỹ của lớp bề mặt. Đây là lớp tạo ra sự phong phú và đa dạng của các loại vân gỗ theo yêu cầu.
  • Lớp ngoài cùng: thực chất đây là lớp bảo vệ, chống lại các tác nhân bên ngoài như va đập, trầy xước và độ ẩm môi trường. Đồng thời cũng là lớp cách âm cơ bản nhất.
  • Bề mặt của gỗ công nghiệp MDF được phủ một lớp Melamine mờ.

Nhìn chung Melamine có 3 lớp cơ bản. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của thiết kế thì Melamine có thể có 5 hay 7 lớp riêng biệt nhất định.

Lớp phủ Melamine của gỗ công nghiệp MDF có khá nhiều ưu điểm. Về mặt thẩm mỹ, Melamine mang đến đa dạng màu sắc và họa tiết và linh hoạt đáp ứng được với các xu hướng kiến trúc trong tương lai.

Melamine là lớp phủ thân thiện môi trường và an toàn với sức khỏe người sử dụng. Nhìn chung giá thành hợp lý nên đáp ứng được mọi nhu cầu và điều kiện kinh tế của các gia đình. Tính năng thì vô cùng siêu việt khi chống ẩm, chống thấm nước và chịu va đập tốt, đảm bảo bề mặt khó bị trầy xước. Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Melamine chính là khả năng chống mối mọt cực tốt và dễ dàng vệ sinh, lau chùi và bảo quản.

bảo quản gỗ công nghiệp MDF
Melamine có khả năng chống mối mọt cực tốt và dễ dàng vệ sinh, lau chùi và bảo quản

2.2 Lớp phủ Laminate

Tương tự Melamine, cấu tạo của laminate chỉ khác mỗi lớp tạo họa tiết trang trí hay các vân gỗ. Chính vì thế Laminate là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng gỗ công nghiệp cao cấp vào thiết kế, thi công cửa ra vào hoặc được sử dụng cho các vật dưng như nội thất, bàn ghế, giường tủ.

Laminate được biết đến tự như hợp chất HPL (High-pressure laminate) đây là chất liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu nước tốt, đồng thời sở hữu bề mặt vô cùng thẩm mỹ và trang nhã.

Laminate được đánh giá gần gũi, thân thiện với môi trường tự nhiên. An toàn với sức khỏe người sử dụng và dễ lau chùi, bảo quản bề mặt. Về khả năng thì lớp phủ giữ màu tốt, chống lại sự tác động và xâm nhập của mối mọt, tác nhân hóa chất. Đồng thời chịu nhiệt, chống va đập, chống trầy xước tốt và chống chịu ăn mòn tĩnh điện hiệu quả. Về thẩm mỹ thì dễ dàng ứng dụng vào thiết kế nội thất khi có thể uốn cong, uốn dẻo nhiều hình dáng.

Bên cạnh những đặc tính nổi bật, Laminate còn sở hữu màu sắc và hoa văn vô cùng đa dạng và phong phú. Hơn cả thế, hoa văn 3D chính là nét chấm phá đặc sắc, góp phần làm thay đổi cục diện hệ thống lớp phủ.

phủ Laminate cho gỗ công nghiệp MDF
Bên cạnh những đặc tính nổi bật, Laminate còn sở hữu màu sắc và hoa văn vô cùng đa dạng và phong phú

2.3 Lớp phủ Veneer

Veneer được hiểu đơn giản là thành phần gồm gỗ tự nhiên lạng thành lớp mỏng và phủ lên lớp gỗ công nghiệp. Các lạng có độ dày vô cùng mỏng và trải qua công đoạn xử lý nghiêm ngặt, chuyên nghiệp để tạo ra các thành phẩm chất lượng.

Veneer sở hữu đặc tính đa năng khi có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ như gỗ công nghiệp MDF các loại ván dán, ván dăm, gỗ ghép thanh tạo nên những sản phẩm mang đặc điểm và không khác gì gỗ tự nhiên.

Đây cũng là một loại vật liệu thân thiện với môi trường và có khả năng chống cong vênh, mối mọt được đánh giá là vượt trội hơn gỗ tự nhiên. Giá thành đầu tư tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng gỗ tự nhiên và có thể tùy chỉnh hình dáng, đường cong phù hợp với từng loại sản phẩm.

phủ Veneer cho gỗ công nghiệp MDF
Lớp phủ Veneer thân thiện với môi trường và có khả năng chống cong vênh, mối mọt tốt

2.4 Lớp phủ Acrylic

Acrylic (nhựa trong suốt) hay còn được biết tới cái tên gọi la Mica. Bề mặt sáng bóng đặc trưng mang lại cảm giác hiện đại và thời tượng. Nhiều người còn gọi là kính thủy tinh (Acrylic glass).

Acrylic có nhiều lợi thế về mặt thẩm mỹ. Bề mặt ván gỗ công nghiệp MDF phủ lớp Acrylic có màu sắc đa dạng, mang đến các sắc thái từ trẻ trung đến sang trọng. Chất liệu nhẹ, bắt sáng tốt, tạo nên nét đẹp hiện đại. Đặc biệt là khá bền và khó bị vỡ khi chịu các tác động vật lý.

Với ưu thế đặc trưng cùng độ bền đi cùng với thời gian, sở hữu bề mặt hiện đại và bóng mịn, Acrylic nhận được sự ưu ái của giới thiết kế nội thất tại Việt Nam. Có thể thấy Acrylic xuất hiện dày đặc trong các vật dụng nội thất từ đơn giản đến phức tạp như kệ tivi, tủ bếp, tủ áo,…

Bề mặt ván gỗ công nghiệp MDF phủ lớp Acrylic có màu sắc đa dạng, mang đến các sắc thái từ trẻ trung đến sang trọng

phủ Acrylic cho gỗ công nghiệp MDF
Bề mặt ván gỗ công nghiệp MDF phủ lớp Acrylic có màu sắc đa dạng, mang đến các sắc thái từ trẻ trung đến sang trọng

2.5 Lớp bề mặt sơn bệt

Gỗ công nghiệp MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất cho việc sơn bệt lớp bề mặt. Do cấu tạo chủ yếu từ bột gỗ nên sau khi được nghiền nhỏ và mịn, kết hợp với hóa chất công nghiệp khác và nén bằng lực ép cực lớn, cho ra bề mặt gỗ phẳng mịn phù hợp với quá trình sơn bệt.

Thông thường sơn bệt giúp gia chủ có nhiều sự lựa chọn hơn về màu sắc như đỏ, vàng, ghi, xanh, đen, trắng,… Dễ dàng bắt gặp tại các công trình triển lãm, showroom, phòng con gái, phòng trẻ em,…

sơn gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất cho việc sơn bệt lớp bề mặt

3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp MDF xuất hiện rộng rãi trong đời sống sinh hoạt, hiện diện khắp mọi ngóc ngách trong nhà ở, nhất là thường bắt gặp tại căn hộ chung cư hiện đại. Loại gỗ công nghiệp này thường được dùng để sản xuất các vật dụng nội thất như vách ngăn, tủ quần áo, bàn ghế, giường ngủ,…

3.1 Ứng dụng trong việc làm giường

Các mẫu giường, tủ từ gỗ công nghiệp MDF thường đa dạng kiểu dáng, màu sắc nên linh hoạt áp dụng cho nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, tối giản. Đặc biệt chất liệu mang đến không gian ngủ nghỉ vẻ đẹp tinh tế, thư giãn nhưng cũng không kém phần sang trọng. Hiện giá thành các sản phẩm được đánh giá mềm và phải chăng, tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua giường gỗ tự nhiên.

giường ngủ gỗ công nghiệp MDF
Giường ngủ làm từ gỗ MDF sẽ mang đến không gian nghỉ ngơi tinh tế

3.2. Ứng dụng làm hệ thống tủ quần áo

Chính vì gỗ MDF có tính thẩm mỹ cao và sở hữu những tính năng ưu việt của gỗ tự nhiên như chống mối mọt, chịu nhiệt tốt, giảm thiểu nguy cơ cong vênh,… nên rất thích hợp để làm hệ thống tủ quần áo. Hiện các sản phẩm tủ gỗ MDF hiện diện phổ biến trên thị trường và có mức giá phải chăng, phù hợp với mọi điều kiện kinh tế của các gia đình.

Tuy nhiên, để đảm bảo được độ bền và sử dụng lâu dài, cần hạn chế tối đa để tủ gỗ công nghiệp MDF tiếp xúc trực tiếp với nước.

tủ gỗ công nghiệp MDF
Hệ thống tủ gỗ MDF sẽ làm tăng thêm sự sang trọng cho căn phòng

3.3 Vách ngăn chia không gian

Ngoài vách kính cường lực, vách ngăn kim loại thì vách ngăn gỗ công nghiệp MDF được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng để phân chia các khu chức năng một cách khoa học. So với gỗ tự nhiên, gỗ MDF dễ gia công hơn nên dễ dàng cho ra những kiểu dáng bắt mắt, độc đáo.

vách ngăn gỗ công nghiệp MDF
Vách ngăn chia không gian sẽ làm cho ngôi nhà có sự thoáng mát và rộng rãi hơn

3.4 Sàn gỗ công nghiệp MDF

Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong ốp lát bậc cầu thang và lát sàn. Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều gia chủ lựa chọn loại gỗ này là do mức giá phải chăng với những tính năng cần thiết như: thi công nhanh, đa dạng màu sắc, an toàn…

Sàn gỗ MDF cũng không tránh khỏi nhược điểm khả năng chịu nước kém nên khuyến khích sử dụng trong không gian nội thất khô thoáng, những nơi hạn chế tiếp xúc với nước.

sàn gỗ công nghiệp MDF
Sàn gỗ công nghiệp MDF nên lắp đặt ở không gian khô thoáng

3.5 Cửa MDF

Cửa gỗ công nghiệp MDF có giá thành rẻ hơn cửa gỗ tự nhiên, song vẫn đảm bảo được những ưu điểm nổi trội. Cửa gỗ công nghiệp này nếu biết cách sử dụng và bảo quản hợp lý thì sẽ có tuổi thọ khá cao, lên đến 10-14 năm tùy theo dòng. Cửa gỗ MDF thường ít bị cong vênh, tránh được những tác động của mối mọt, chống ẩm tốt và vận hành êm ái, dễ thi công.

cửa gỗ công nghiệp MDF
Cửa gỗ MDF thường sẽ có tuổi thọ rất cao

4. Một số lưu ý khi chọn gỗ công nghiệp MDF trong nội thất

Hiện nay các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đang rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cũng như giá thành phải chăng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau để có thể chọn cho mình vật liệu phù hợp với nhu cầu.

4.1 Nắm rõ ưu và nhược điểm của gỗ

Mỗi loại gỗ sẽ có đặc tính cùng những ưu, nhược điểm khác nhau. Hầu hết tất cả các loại gỗ công nghiệp đều có thể sử dụng để làm sàn, bàn ghế, tủ kệ. Vì vậy đầu tiên bạn hãy xác định rõ mục đích sử dụng của mình, sau đó tìm hiểu cẩn thận về ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF trước khi đặt làm đồ nội thất.

đặc tính gỗ công nghiệp MDF
Mỗi loại gỗ sẽ có đặc tính cùng những ưu, nhược điểm khác nhau

4.2 Lưu ý về độ dày của gỗ

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ chọn gỗ MDF có độ dày thích hợp. Theo nguyên tắc, độ dày ván gỗ càng lớn thì độ bền sẽ càng cao, nếu bạn chọn gỗ MDF để làm sàn nhà thì có thể cân nhắc độ dày gỗ 8mm và 12mm.

độ dày gỗ công nghiệp MDF
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ chọn gỗ MDF có độ dày thích hợp

4.3 Lựa chọn hoạ tiết, màu sắc và vân gỗ phù hợp

Gỗ công nghiệp MDF có đa dạng màu sắc và họa tiết, cho nên sẽ không khó để bạn lựa chọn được mẫu phù hợp với không gian sống. Nhưng bạn cần chú ý chọn mẫu gỗ hợp với chức năng của từng không gian trong ngôi nhà.

Bạn không nên chọn màu gỗ công nghiệp MDF quá tối cho phòng ngủ, hay chọn màu sàn gỗ tương phản mạnh với màu tường, điều này sẽ làm cho không gian sống của bạn kém sang trọng và trở nên ngột ngạt hơn.

các loại gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF có đa dạng màu sắc và họa tiết, cho nên sẽ không khó để bạn lựa chọn được mẫu phù hợp với không gian sống

Với đặc tính vượt trội và sự ứng dụng đa dạng, gỗ công nghiệp MDF đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong ngành và cả người tiêu dùng. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên của Kobler, bạn sẽ hiểu thêm về một loại gỗ công nghiệp và có được những lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống của mình.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *