Người mang mệnh Mộc gắn liền với hình ảnh thiên nhiên và cỏ cây. Vậy nên không gian của họ luôn được phủ xanh bởi cây cối. Thế nhưng, mỗi loại cây đều mang một ý nghĩa riêng về phong thủy. Vậy người mệnh mộc hợp cây gì để nghênh đón tài lộc và thu hút may mắn. Hãy cùng Kobler tìm hiểu 12 loại cây phong thủy dành cho người mệnh Mộc nên trồng hoặc trưng trong nhà qua bài viết dưới đây.
1.Tìm hiểu về mệnh Mộc
Trong quan niệm ngũ hành, mệnh Mộc tượng trưng cho cây cỏ, biểu tượng kết nối sự sống. Hành Mộc còn mang ý nghĩa vươn mình mãnh liệt và gắn liền với màu xanh của tự nhiên.
Năm sinh của người mệnh Mộc
Những người mang mệnh Mộc bao gồm các nhóm tuổi sau đây:
- Đại Lâm Mộc: Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989)
- Dương Liễu Mộc: Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003)
- Tùng Bách Mộc: Canh Dần (2010), Tân Mão (2011)
- Thạch Lựu Mộc: Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981)
- Bình Địa Mộc: Mậu Tuất (1958), Kỷ Hợi (1959)
- Tang Đố Mộc: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973)
Tính cách của người mệnh Mộc
Những người mang mệnh Mộc thường cũng biểu hiện những đặc trưng này. Họ có tính cách điềm tĩnh, ôn hòa nhưng kiên cường và dẻo dai, thích nghi được với mọi hoàn cảnh sống. Người mệnh Mộc đa phần đều yêu thiên nhiên, không gian sống xung quanh họ đều được phủ xanh cây cối.
Tương sinh, tương khắc
Theo quan niệm phong thủy, người có mệnh Mộc sẽ tương sinh với mệnh Thổ và tương khắc với mệnh Kim.
Mệnh Mộc tương sinh với mệnh Thổ bởi vì Mộc có khả năng hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng từ đất để phát triển, tạo ra môi trường tốt cho sự phát triển của Thổ. Điều này có nghĩa là người có mệnh Mộc sẽ đạt được sự thành công và thịnh vượng khi gặp nhiều người có mệnh Thổ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, mệnh Mộc lại tương khắc với mệnh Kim vì Kim có khả năng cắt và đào phá Mộc. Điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống của người có mệnh Mộc nếu gặp nhiều người có mệnh Kim.
2. Top 12 cây phong thủy mệnh Mộc nên trồng hoặc trưng trong nhà giúp chiêu tài lộc
Chọn được cây trồng thích hợp sẽ giúp người mệnh Mộc thu hút được tài lộc, mang lại nhiều điều may mắn, thuận lợi cho sự nghiệp và gia đạo. Dưới đây là 12 loại cây phong thủy để trong nhà dễ tìm, thích hợp để trồng trong nhà cho chủ nhân mệnh Mộc.
2.1 Cây Kim Ngân
Mô tả chung:
- Tên: Cây Kim ngân.
- Nhu cầu ánh sáng: Cây này khá thích bóng râm nên bạn hãy để cây ở nơi ít nắng, mát mẻ và hạn chế ánh sáng trực tiếp.
- Lượng nước: Cây kim ngân có kích thước lớn, gốc to và đặt ở ngoài trời thì bạn cần cung cấp cho chúng lượng nước trung bình khoảng 500 – 800ml một lần.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Cây có thể đạt chiều cao lên đến 20m, còn khi được trồng trong chậu cây có thể cao từ 2-6m.
- Giá tham khảo: Tùy vào kích thước cây, giá sẽ dao động từ 120.000 – 800.000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Kim Ngân có tên khoa học là Parachi Aquatica là một loại cây có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ. Đây là một loại cây ưa bóng râm, không cần nhiều ánh sáng nên cực kỳ thích hợp trồng trong nhà, đặc biệt là phòng khách hoặc phòng làm việc tại nhà.
Nhờ vào hình dạng thân bện xoắn vào nhau, cây Kim Ngân tượng trưng cho sự đoàn kết, kiên cường trước sóng gió. Không chỉ vậy, theo dân gian truyền miệng, người ta cho rằng lá cây Kim Ngân càng xum xuê, tán rộng, lá xanh mướt đồng nghĩa với gia chủ càng gặp nhiều may mắn về tiền bạc. Do đó, cây Kim Ngân thường được đặt ở những nơi liên quan tới tiền bạc tại nhà.
Cây Kim Ngân lọc không khí tự nhiên cực tốt, thanh lọc tạp chất những hợp chất như benzen, formaldehyde, carbon monoxide, và xylene. Ngoài ra Kim Ngân có công dụng trang trí nhà cửa và giúp bạn tản bức xạ không tốt từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi hoặc lò vi sóng.
Lưu ý cách chăm sóc cây Kim Ngân:
- Là loại cây ưa ẩm, nên gia chủ lưu ý tưới 1 – 2 lần/tuần dưới dạng phun sương.
- Nhiệt độ Cây Kim Ngân phát triển tốt ở khoảng từ 15 – 25 độ C.
- Là loại cây không cần quá nhiều ánh sáng, gia chủ nên đặt cây Kim Ngân có lượng ánh sáng vừa phải, hạn chế nắng gắt.
2.2 Cây Kim Phát Tài
Mô tả chung:
- Tên: Cây Kim Phát Tài
- Nhu cầu ánh sáng: Cây ưa bóng râm, hoặc để dưới mái che 70% để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Lượng nước: Tưới nước 1 lần/ngày
- Kích cỡ khi trưởng thành: 55 – 70cm
- Giá tham khảo: 250.000 – 1000.000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Nhắc đến những loại cây phong thủy mệnh mộc, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên cây Kim Phát Tài. Đây là loại cây được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá cao về ý nghĩa phong thủy, hay còn được biết đến với cái tên là cây Kim Tiền.
Cây Kim Phát Tài tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Vậy nên người xưa hay quan niệm mỗi lần cây Phát Tài ra hoa là dấu hiệu của tiền tài và phúc lộc đã đến rất gần với gia chủ. Bởi để chăm sóc một cây Kim Tiền ra hoa, gia chủ cần đầu tư rất nhiều công sức cộng thêm một chút may mắn mới thành công. Bên cạnh đó, màu lá xanh xum xuê của cây Kim Phát Tài cũng là màu sắc bản mệnh của người mệnh Mộc. Vậy nên gia chủ mệnh Mộc trồng loại cây này sẽ gặp nhiều may mắn, có sức khỏe dồi dào tựa như sức sống mãnh liệt của cây.
Ngoài ra cây kim phát tài có tác dụng thanh lọc không khí, giúp không gian trong lành thoáng mát, dễ chịu. Trong quá trình làm việc, cứ 45 phút ngắm cây Kim Phát giúp điều tiết mắt rất tốt.
Lưu ý cách chăm sóc cây Kim Phát Tài:
- Cây Kim Phát Tài ưa chuộng nhiệt độ 25 – 27 độ C. Cây này sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông nếu nhiệt độ dưới 18 độ C nên bạn cần đảm bảo nhiệt độ phòng nhà bạn.
- Kim Phát Tài chịu hạn kém mặc dù là cây thân mọng nước nên bạn nhớ tưới nước dưới gốc cây thường xuyên.
- Cây Kim Phát Tài có thể sinh trưởng ở môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng mạnh. Nhưng gia chủ nên hạn chế đặt cây dưới ánh mặt trời trực tiếp trong thời gian dài.
Xem thêm: Điểm danh top cây phong thủy mệnh thổ phù hợp giúp gia chủ thu hút may mắn, tiền tài.
2.3 Cây Trầu Bà Xanh
Mô tả chung:
- Tên: Cây Trầu Bà Xanh, Hoàng Tam Diệp
- Nhu cầu ánh sáng: Cây ưa bóng râm, nên trồng trong nhà
- Lượng nước: Tưới nước 1 lần/ngày
- Kích cỡ khi trưởng thành: 20 – 40 cm
- Giá tham khảo: 50.000 – 300.000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Cây Trầu Bà Xanh là một loại cây có xuất xứ từ Indonesia, có tên khoa học là Epipremnum aureum. Là loại cây sống tốt trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng nên cây thích hợp trồng trong nhà, đặc biệt là cửa sổ hoặc bàn làm việc tại nhà.
Xét theo khía cạnh phong thủy, lá cây màu xanh lục chủ đạo chính là màu tương hợp với mệnh Mộc. Do đó, việc trồng cây Trầu Bà Xanh trong nhà gia chủ mệnh Mộc mang đến tài lộc cũng như giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi hơn về con cái. Ngoài ra, đặt một chậu cây Trầu Bà Xanh trong phòng ngủ hạn chế nhược điểm dễ bị tình cảm chi phối của người mệnh Mộc. Từ đó giúp gia chủ tỉnh táo và lý trí hơn xử lý mọi việc.
Cây trầu bà có khả năng giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc. Ngoài ra nó còn có khả năng hút những sóng độc hại phát ra từ thiết bị điện tử như điện thoại, laptop,.. giúp bạn có không gian sống tốt hơn.
Lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà Xanh:
- Trầu bà sống ưa nơi râm mát, nhiệt độ để cây lớn nhanh và phát triển là từ 18 – 21 độ C, thích hợp trồng trong phòng.
- Cây không cần quá nhiều nước, gia chủ chỉ nên tưới cây để duy trì độ ẩm.
- Là loại cây có sức sống mãnh liệt, Trầu Bà Xanh sinh trưởng tốt trong cả môi trường thiếu ánh sáng.
2.4 Cây Ngũ Gia Bì Xanh
Mô tả chung:
- Tên: Cây Ngũ Gia Bì, cây Chân Chim, cây Sâm Nam
- Nhu cầu ánh sáng: Cây ưa sáng nhưng không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp quá lâu chỉ nên khỏang 2 tiếng.
- Lượng nước: 2 – 3 lần/ tuần
- Kích cỡ khi trưởng thành: cao đến 1m
- Giá tham khảo: 90 000 – 150 000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Cây Ngũ Gia Bì có tên khoa học là Schefflera octophylla Lour, là một trong những loại cây được đánh giá cao nhờ vào ý nghĩa phong thủy lẫn tác dụng của cây đối với sức khỏe con người. Trong đó, cây Ngũ Gia Bì xanh là loại cây phổ biến nhất hiện nay. Khi còn non, lá cây có màu vàng và chuyển sang xanh lá khi cây đã trưởng thành.
Trong phong thủy, cây Ngũ Gia Bì xanh tượng trưng cho tiền tài của gia chủ. Do đó, gia chủ nên đặt cây ở phòng khách để thu hút tài lộc, công việc gặp suôn sẻ và thuận lợi hơn. Để phát huy tác dụng phong thủy của cây tốt hơn, gia chủ mệnh Mộc nên đặt cây ở hướng Đông, Đông Nam. Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng cây Ngũ Gia Bì xanh giúp mọi thành viên trong nhà có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt về tinh thần.
Trích theo Dược điển Việt Nam năm 1983, phần vỏ của cây Ngũ Gia Bì được dùng làm thuốc chữa tê thấp và đau nhức xương trong Đông Y. Phần rễ và củ được dùng để điều chế thuốc Nam điều trị một số bệnh như giải độc, chống viêm, long đờm, giảm ho,…
Lưu ý khi chăm sóc cây Ngũ Gia Bì:
- Nhiệt độ ưa thích của cây phát triển là 20 – 30 độ C.
- Cây ưa ấm cao. Vì thế bạn nên tưới nước thường xuyên để đất không quá khô và cây không bị chết.
- Là loại cây ưa bóng bán phần, gia chủ nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng nhưng hạn chế đặt cây ở dưới nắng gắt. Ngoài ra, gia chủ có thể cho cây phơi nắng khoảng 4 giờ mỗi ngày hoặc 1 – 2 lần/tuần.
Xem thêm: Điểm danh top cây phong thủy mệnh kim phù hợp nhất giúp gia chủ hút tài lộc.
2.5 Cây Cau Tiểu Trâm
Mô tả chung:
- Tên thường gọi: Cây Cau Tiểu Trâm, Cây Cọ Núi
- Nhu cầu ánh sáng: Không cần nhiều ánh sáng
- Lượng nước: 2 – 3 lần/tuần
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có chiều cao trung bình từ 15 – 40 cm
- Giá tham khảo: 70.000 – 95.000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Cây Cau Tiểu Trâm hay còn được biết đến với cái tên cây Dừa Tụ Thân là loại cây thuộc họ Cau. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ phía nam Mexico và các nước ở Trung Mỹ và đã được du nhập vào Việt Nam từ thế ký trước.
Theo phong thủy, những loại cây có hình dạng lá nhọn, thuôn dài như cây Cau Tiểu Trâm có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Nhờ có sắc xanh mát của lá cây, cây Cau Tiểu Trâm là cây phong thủy cho người mệnh mộc, đặc biệt cho những ai sinh năm 1972, 1973, 1988 và 1989. Loại cây này được quan niệm khắc chế tính cách nóng nảy của gia chủ mệnh mộc, giúp họ bình tĩnh hơn trước khó khăn.
Ngoài ra, theo một cuộc nghiên cứu của NASA, cây Cau Tiểu Trâm còn lọt TOP các loại cây có khả năng thanh lọc không khí khỏi các chất độc hại (VOC’s) như: formaldehyde, ammonia, benzene. Do đó, cây Cau Tiểu Trâm nên được đặt ở phòng ngủ hoặc trong văn phòng làm tại nhà để giúp gia chủ cải thiện bệnh viêm xoang hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Lưu ý cách chăm sóc cây Cau Tiểu Trâm:
- Cây Cau Tiểu Trâm cần được tưới khoảng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tưới tầm 300 – 800 ml.
- Cây Cau Tiểu Trâm không cần quá nhiều ánh sáng, nên có thể sống tốt trong nhà, hoặc để trên bàn. Tuy nhiên, gia chủ nên phơi cây khoảng 1,5 – 2h/tuần vào buổi sáng 7 – 10h nếu trồng cây trong phòng.
- Nhiệt độ phù hợp nhất để cây nhanh lớn là 17 – 25 độ C.
2.6 Cây Trường Sinh
Mô tả chung:
- Tên: Cây Trường Sinh, lá bông, đả bất tử, diệp sinh căn, cây bỏng, thiên cảnh, thiên cảnh tạp giao
- Nhu cầu ánh sáng: Cây Trường Sinh có thể phát triển tốt ở nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, từ ánh sáng yếu đến ánh sáng mạnh.
- Lượng nước: Là loài cây chịu khô, có thể chịu được việc tưới nước không đều.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có thể phát triển từ 60 – 90 cm.
- Giá tham khảo: Dao động từ 50.000 – 1.000.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Là loại cây có nguồn gốc từ Nam Phi, cây Trường Sinh có khả năng chịu hạn tốt, dễ sinh trưởng trong mọi điều kiện môi trường. Cây Trường Sinh thuộc họ cây thuốc bỏng nên có thân nhẵn bóng và mọng nước. Lá của cây Trường Sinh có hình bầu tròn, khá dày dặn, màu xanh sẫm mạnh mẽ.
Xét theo ý nghĩa phong thủy, cây Trường Sinh thuộc hành Mộc nhờ vào sắc xanh mơn mởn của cây. Cây Trường Sinh mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, mọi chuyện như ý, gặp dữ hóa lành. Ngoài ra, khi trưng bày cây Trường Sinh trong nhà, gia chủ sẽ luôn có sức khỏe dồi dào, sung túc và phú quý.
Bên cạnh là một loại cây trang trí trong nhà có nhiều ý nghĩa phong thủy, cây Trường Sinh còn có khả năng thanh lọc không khí, bảo vệ hệ hô hấp khỏi các chất độc hại như fomandehit, cacbondioxit.
Lưu ý cần biết khi chăm sóc cây Trường sinh:
- Cây Trường Sinh thích ánh sáng nhẹ. Tránh đặt cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì có thể làm cháy lá.
- Gia chủ cần đảm bảo rằng đất luôn duy trì độ ẩm nhẹ, không nên để cây ngập nước. Tránh tưới quá nhiều nước, vì điều này có thể dẫn đến mục rửa gốc.
Xem thêm: Giải đáp: Mệnh hỏa trồng cây gì phù hợp nhất? Điểm danh top 11 cây phong thủy mệnh hỏa thu hút vận may.
2.7 Cây Bàng Singapore
Mô tả chung:
- Tên: Cây Bàng Singapore
- Nhu cầu ánh sáng: Cây Bàng Singapore sống trong môi trường nhiều bóng râm
- Lượng nước: Là loài cây chịu khô, có thể chịu được việc tưới nước không đều.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có thể cao đến 40 cm – 2m.
- Giá tham khảo: Dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Cây Bàng Singapore hay còn được gọi là Bàng lá to, Bàng vuông,… là loại cây thuộc họ Dâu tằm. Do cây có nguồn gốc từ Tây Phi nên khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta rất thích hợp để cây Bàng Singapore sinh trưởng. Cây có thân nhỏ hơn so với cây sống trong điều kiện tự nhiên, mọc đứng, vươn thẳng.
Theo quan niệm phong thủy, màu xanh lá cây là màu sắc bản mệnh của người mệnh Mộc. Do đó với màu lá cây xanh mướt của cây Bàng Singapore, đây là loại cây cảnh phong thủy hợp mệnh Mộc. Trồng loại cây này trong nhà giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn và tài lộc. Không chỉ vậy, thân cây cứng rắn, mọc thẳng đứng còn tượng trưng cho ý chí kiên cường, hiên ngang của người mệnh Mộc.
Ngoài ra, cây bàng này còn có công dụng thanh lọc không khí cũng như làm điểm nhấn cho không gian trong nhà.
Lưu ý cần biết khi chăm sóc cây Bàng Singapore:
- Khoảng nhiệt độ từ 16 – 28 độ C thì cây bàng Singapore sinh trưởng tốt, độ ẩm thích hợp khoảng 60 – 80%.
- Gia chủ nên tưới 1 – 2 lần/ tuần. Nếu cây còn ẩm ướt thì chờ cho đất trên bề mặt chậu khô rồi tưới để cây phát triển tốt.
- Khi cây bàng Singapore bị vàng và rụng lá, gia chủ hạn chế lượng nước tưới và giãn cách thời gian giữa 2 lần tưới.
2.8 Cây Trúc Nhật
Mô tả chung:
- Tên: Cây Trúc Nhật
- Nhu cầu ánh sáng: cây ưa bóng nhưng cần có ánh sáng. Để phòng khách cũng là lựa chọn khá hợp lý.
- Lượng nước: Là loài cây chịu khô, có thể chịu được việc tưới nước không đều.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có thể cao đến 40 cm – 3m.
- Giá tham khảo: Dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Nếu bạn đang tìm cây phong thủy mệnh Mộc mới mẻ hơn cho vườn nhà, thì cây trúc Nhật là lựa chọn đáng tham khảo. Đây là loại cây có xuất xứ từ Châu Phi, các nước nhiệt đới ở Trung Mỹ và miền Nam châu Á. Do đó, loại cây này rất thích hợp để trồng trong điều kiện khí hậu nước ta. Cây có lá xanh, to và chắc chắn, mọc thành cụm và luôn vươn cao mạnh mẽ.
Về phương diện phong thủy, cây trúc Nhật là loại cây phong thủy cho mệnh Mộc. Bởi màu xanh lá của cây chính là màu sắc bản mệnh của người mệnh Mộc. Do đó, gia chủ thường trồng cây trúc Nhật trong nhà để thu hút may mắn và tài lộc. Ngoài ra, gia chủ mệnh Mộc nên lưu ý vị trí đặt cây ở hướng Nam, Đông, và Đông Nam. Đây đều là các hướng giúp công việc kinh doanh của gia chủ mệnh Mộc trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Cây có vẻ ngoài mang một màu xanh mướt góp phần làm cho căn phòng thêm sức sống. Đặc biệt cây còn có tác dụng điều hòa, lọc không khí rất tốt.
Lưu ý khi chăm sóc cây Trúc Nhật:
- Nên tưới cây khi đất hơi khô bề mặt chứ không nên để cây quá khô vì khi tưới như thế cây dễ shock mà chết. Không tưới quá nhiều nước, cây dư nước nhiều dễ úng gốc, sinh ra nấm hại cây.
- Là loại cây ưa bóng râm, gia chủ nên đặt cây ở vị trí có nắng nhẹ, như ban công, hoặc cửa sổ. Hạn chế đặt cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây nằm ở khoảng 20 – 28 độ C.
Xem thêm: Điểm danh top cây phong thủy mệnh thủy giúp gia chủ rộng mở đường công danh.
2.9 Cây Đuôi Công Xanh
Mô tả chung:
- Tên: Cây Đuôi Công Xanh, Đuôi Công Xanh Khổng Tước, Đuôi Công Xanh Đốm
- Nhu cầu ánh sáng: cây ưa không gian thoáng mát. Nên trồng cây ở phòng khách là tốt nhất.
- Lượng nước: Là loài cây chịu khô, có thể chịu được việc tưới nước không đều.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có thể cao đến 40 cm – 60 cm.
- Giá tham khảo: Dao động từ 100.000 – 400.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Cây Đuôi Công Xanh có tên khoa học là Calathea makoyana thuộc họ Marantaceae. Đúng như tên gọi, cây đuôi công xanh có lá rất rộng, hình bầu dục và các đường vân xen kẽ uốn cong rất đẹp mắt. Nhìn từ xa, từng tán lá xòe ra như nhìn như chiếc đuôi công lớn.
Theo phong thủy, cây Đuôi Công Xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng, đủ đầy. Ngoài ra, với những đốm xanh sẫm trên lá, cây Đuôi Công Xanh là giống cây thuộc hành Mộc. Vậy nên loại cây này cực kỳ phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Trồng cây Đuôi Công Xanh Khổng Tước giúp gia chủ bình tĩnh, lý trí hơn trong mọi việc.
Một tác dụng nổi bật khác của cây đuôi công xanh đó là có khả năng lọc không khí trong nhà bằng cách hấp thụ độc tố và loại bỏ các hóa chất độc hại giúp tăng cường sự tập trung và sáng tạo, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cây có tác dụng chữa bệnh và rẻ hơn so với thuốc trị liệu.
Lưu ý khi chăm sóc cây Đuôi Công Xanh:
- Tốt nhất nên tưới nước mỗi tuần một lần, Để lớp đất trên cùng khô giữa các lần tưới.
- Gia chủ nên lưu ý phơi cây vào buổi sáng sau đó đem cây vào bóng râm. Hạn chế đặt cây dưới tình trạng bị ánh nắng chiếu trực tiếp dễ gây cháy lá.
- Nhiệt độ phù hợp để cây Đuôi Công Xanh sinh trưởng dao động từ khoảng 21 – 29 độ C.
2.10 Cây Ngân Hậu
Mô tả chung:
- Tên: Cây Ngân hậu, cây Minh Ty Rằn
- Nhu cầu ánh sáng: Cây Ngân Hậu thích ánh sáng tỏa nhẹ đến ánh sáng mở.
- Lượng nước: Cây Ngân Hậu cần duy trì độ ẩm đất, không nên để đất khô quá lâu hoặc ngập nước.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Chiều cao từ 20cm đến 30cm, và có đường kính lá xanh đậm khoảng từ 5cm đến 10cm.
- Giá tham khảo: Dao động từ 100.000 – 400.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Có tên khoa học là Aglaonema maraantifolium cây Ngân Hậu thuộc họ Ráy và xuất hiện rải rác ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cây ngân hậu có lá màu xanh đậm, phần giữa phiến lá có màu trắng nổi bật. Đây là cây có kích thước từ trung bình đến lớn, thường được dùng làm cây cảnh đặt ở phòng khách.
Theo quan niệm phong thủy, cây Ngân Hậu tương trưng cho sự may mắn, tài lộc và thành công. Nhờ có màu xanh lá chủ đạo, cây Ngân Hậu rất phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng, đặt 1 chậu cây Ngân Hậu ở hướng Đông Nam và Nam giúp gia chủ luôn gặp may mắn, mọi chuyên như ý, vạn sự hanh thông. Ngoài ra, cây Ngân Hậu cũng có khả năng tạo sự cân bằng và sự ổn định trong không gian sống. Nó có thể giúp cân bằng năng lượng và tạo ra môi trường tích cực đến cảm xúc và tinh thần của gia chủ.
Ngoài tác dụng làm kiểng, cây Ngân Hậu còn có khả năng làm sạch bầu không khí khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, cây giúp gia chủ thư giãn, thoải mái nhờ màu sắc xanh tươi của cây.
Lưu ý cần biết khi chăm sóc cây Ngân hậu:
- Bạn nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng dịu nhẹ, như gần cửa sổ hướng Đông Nam và Nam.
- Cần duy trì độ ẩm đất liên tục bằng cách tưới nước khi mặt đất ở phần trên cùng bắt đầu khô.
- Làm sạch lá thường xuyên bằng cách lau nhẹ bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và giúp cây hấp thụ ánh sáng để quang hợp tốt hơn.
2.11 Cây Tùng Thơm
Mô tả chung:
- Tên: Cây Tùng Thơm, Tùng Chanh, Tùng Hương
- Nhu cầu ánh sáng: Cây Tùng Thơm ưa bóng, thích hợp trồng cây trong nhà
- Lượng nước: Cây Tùng Thơm cần duy trì độ ẩm trung bình để sống.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Chiều cao từ 40 cm đến 3 m.
- Giá tham khảo: Dao động từ 100.000 – 400.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Một loại cây phong thủy mệnh Mộc đáng để tham khảo nữa đó là cây tùng thơm. Có hình dạng thân cây tháp nhọn, lá kim, cây Tùng Thơm thường được ví như cây Thông “mini”. Đặc điểm nổi bật nhất của giống cây này chính là hương tinh dầu trong gỗ cây rất dễ chịu và tự nhiên.
Theo quan niệm dân gian, cây Tùng là loại cây đứng đầu trong tứ quý cây Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Hình ảnh cây Tùng luôn vươn lên vững vàng và hiên ngang mặc gió sương tượng trưng cho người quân tử dù khó khăn vẫn không khuất phục trước khó khăn của cuộc sống. Ngoài ra, loại cây này còn là biểu tượng cho sự trường thọ và sức sống mãnh liệt. Đồng thời, trồng cây Tùng Thơm trong nhà mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ mệnh Mộc, đặc biệt là trong kinh doanh, mua bán.
Tùng Thơm mang lại lợi ích giúp tinh thần chủ nhân trở nên hưng phấn hơn, tăng khả năng tư duy và trí tưởng tượng. Hơn nữa cây còn có tác dụng xua đuổi muỗi vô cùng tốt, vừa giúp thanh lọc không khí vừa giúp tạo điểm nhấn cho căn nhà.
Lưu ý khi chăm sóc cây Tùng Thơm:
- Tùng thơm có mùi hương rất thơm có khả năng xua đuổi sâu bọ nên ít bị các loại sâu gây bệnh. Tuy nhiên, khi cây gặp phải sâu bệnh gia chủ cắt tỉa các cành này để tránh lây bệnh ra cho các cành khỏe mạnh khác.
- Nhiệt độ ưa thích cây Tùng Thơm là 25 – 28 độ C, cần chú ý nhiệt độ để cây sống mà không chết.
- Là cây ưa bóng, cây Tùng Thơm không cần nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý phơi cây Tùng Thơm khoảng 2- 3 giờ/ngày từ khoảng 6 – 8 giờ sáng. Hạn chế đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp.
- Tùng Thơm là loại cây lá kim nên không cần quá nhiều nước, gia chủ chỉ nên tưới khi đất trong chậu se khô. Ngoài ra, nên lưu ý lượng nước tưới cũng như chỉ nên tưới phun sương lên lá cây.
2.12 Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh
Mô tả chung:
- Tên: Trầu Bà Đế Vương
- Nhu cầu ánh sáng: Cây ưa bóng râm. Tuy nhiên, 1 tuần/1 lần gia chủ cũng nên mang Trầu Bà Đế Vương ra ngoài trời phơi nắng nhẹ trước 10h.
- Lượng nước: Khoảng 2 – 3 lần/1 tuần.
- Kích cỡ khi trưởng thành: Chiều cao trung bình khoảng 60 – 80 cm.
- Giá tham khảo: Khoảng 250.000 VNĐ.
Mô tả chi tiết:
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh hay còn được gọi là cây Đế Vương Xanh có tên khoa học là Philodendron Imperial Green. Nhờ có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu nắng, loại cây này thường được lựa chọn trưng bày trong nhà. Cũng là một nhánh của cây trầu bà, nhưng trầu bà đế vương xanh có tán lá to và màu xanh sẫm hơn so với dòng trầu bà xanh thường thấy.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây Trầu Bà Đế Vương Xanh là bùa hộ mệnh mang lại may mắn và tài lộc cho chủ nhân. Đồng thời với sắc xanh nổi bật, cây Trầu Bà Đế Vương Xanh là loại cây phong thủy mệnh mộc. Người thuộc mệnh Mộc nếu trồng loại cây này trong nhà sẽ tránh khỏi vận xui, điềm xui xẻo trong cuộc sống. Nhiều người còn cho rằng loại cây này còn giúp gia chủ thay đổi vận mệnh theo hướng tích cực, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Cây trầu bà đế vương giúp không khí thanh lọc bởi khả năng hút các chất độc trong môi trường xung quanh. Từ đó, cây giúp tạo nên cảm giác dễ chịu, thông thoáng trong phòng. Cây còn giúp bạn gia tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, tinh thần thoải mái và tăng năng suất làm việc của bạn.
Lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà Đế Vương:
- Tưới nước thường xuyên bởi trầu bà đế vương là loài cây ưa nước. Tùy vào độ khô của đất mà bạn tưới nước sao cho phù hợp, thường là tưới khoảng 2 – 3 lần/tuần.
- Không nên đặt cây trầu bà đế vương dưới ánh nắng trực tiếp vì loài cây này ưa bóng. Chỉ cần mang phơi cây ra nắng khoảng chừng 1 tiếng/tuần là cây sẽ lên màu đẹp nhất và quang hợp tốt.
- Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp nhất của cây Trầu Bà Đế Vương nằm ở khoảng 20 – 28 độ C.
3. Câu hỏi thường gặp khi chọn cây cho người mệnh Mộc
3.1 Nữ mệnh Mộc hợp cây gì trong nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây phong thủy hợp mệnh Mộc dành cho nữ để trồng trong nhà:
- Cây Kim Ngân: Cây Kim Ngân là cây phong thủy mang lại sự giàu có, thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho người trồng. Mỗi nhánh cây đều có 5 lá, đại diện cho 5 yếu tố ngũ hành nên loại cây này có khả năng cân bằng năng lượng.
- Cây Kim Tiền: Lá của cây Kim Tiền màu xanh đậm và mọc đối xứng xung quanh ở phần thân cây. Cây Kim Tiền mang lại sự giàu sang, phú quý và may mắn cho gia chủ
- Cây Trầu Bà Xanh: Cây Trầu Bà Xanh là loại cây phong thủy hợp với người mệnh Mộc, có thể chiêu vượng khí, xua đuổi điềm xui
- Cây Ngũ Gia Bì Xanh: Cây Ngũ Gia Bì Xanh là loại cây phong thủy hợp với người mệnh Mộc, mang lại sự bình an, hạnh phúc và may mắn cho gia chủ. Lá của cây Ngũ Gia Bì Xanh có 5 ngón, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành và 5 phương hướng.
- Cây Cau Tiểu Trâm: Cây Cau Tiểu Trâm là loại cây phong thủy hợp với người mệnh Mộc, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Những người làm kinh doanh mang mệnh Mộc thường đặt chậu cau tiểu trâm ở trong nhà để thu hút tài vận.
3.2 Nam mệnh Mộc hợp cây gì trong nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây phong thủy hợp mệnh Mộc dành cho nam để trồng trong nhà:
- Cây Trúc Nhật: Trong phong thủy, cây Trúc Nhật rất phù hợp với những người có mệnh Mộc bởi màu xanh của lá cây tương hợp với người có mệnh này. Việc trồng cây trúc sẽ giúp những người có mệnh Mộc thu hút tài khí và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc sống, mang lại nhiều may mắn và thành công.
- Cây Ngân Hậu: Với sắc xanh lá chủ đạo, cây Ngân Hậu phù hợp với những người mệnh Mộc. Nếu những người có mệnh này trồng cây Ngân Hậu, họ sẽ có nhiều cơ hội may mắn trong sự nghiệp của mình.
- Cây Vạn Niên Thanh: Cây Vạn Niên Thanh: Cây Vạn Niên Thanh là loại cây dễ trồng, đại diện cho sự ổn định, sinh sôi nên được các gia chủ mệnh Mộc ưa chuộng. Về mặt phong thủy, loại cây này còn có khả năng thu hút tiền tài và hóa giải vận xui hiệu quả nên được giới kinh doanh đặc biệt yêu thích.
- Cây Tùng Thơm: Cây Tùng Thơm được xem là đặc biệt phù hợp với người mệnh Mộc, mang đến những điều tốt đẹp, lợi ích và xua đuổi điềm xấu, đồng thời giúp cân bằng tinh thần cho gia chủ. Khi trồng cây Tùng Thơm, chủ nhân sẽ được sự trợ giúp từ quý nhân, mọi mục tiêu sẽ được thuận lợi hoàn thành và công việc sẽ phát triển một cách vượt bậc.
- Cây Trường Sinh: Cây Trường Sinh là loại cây thuộc hành Mộc, có màu xanh lá cây rất đẹp. Cây Trường Sinh có ý nghĩa phong thủy là mang lại sự trường thọ, bình an và sung túc cho gia chủ.
3.3 Mệnh Mộc hợp cây gì để bàn làm việc?
Sau đây là danh sách 5 loại cây để bàn làm việc cho người mệnh Mộc:
- Cây Kim Ngân: Cây kim ngân có kích thước nhỏ phù hợp để trang trí bàn làm việc cho những người mang mệnh Mộc. Lá cây có màu xanh tươi mát, mang đến nhiều may mắn cho người mang mệnh Mộc.
- Cây Kim Tiền: Cây kim tiền là một trong những loại cây phong thủy đem đến những điều tốt nhất cho những người mang mệnh Mộc khi được đặt trên bàn làm việc. Cây có thân cây màu xanh tươi mát, dễ trồng và dễ chăm sóc. Ngoài ra, trong phong thuỷ, cây kim tiền được coi là biểu tượng của sự may mắn và tài lộc cho người sở hữu.
- Cây Trầu Bà Xanh: Một trong những cây phong thủy phù hợp để đặt trên bàn làm việc của người mệnh Mộc là cây trầu bà xanh. Từ góc độ phong thuỷ, cây trầu bà xanh giúp thu hút tài lộc và mang đến nhiều may mắn cho gia chủ mang mệnh Mộc.
- Cây Ngũ Gia Bì Xanh: Đối với những người mang mệnh Mộc, cây ngũ gia bì xanh là một trong những lựa chọn không thể thiếu để tạo nên không gian bàn làm việc tinh tế hơn. Cây không chỉ giúp chủ nhân mệnh Mộc phát triển sự nghiệp mà còn ổn định và bảo vệ tài vận của mình.
- Cây Cau Tiểu Trâm: Những người mệnh Mộc nên lựa chọn và đặt cây cau tiểu trâm trên bàn làm việc của mình. Bằng cách này, cây cau tiểu trâm sẽ giúp gia chủ thu hút những điều thuận lợi và may mắn trong cuộc sống.
3.4 Người mệnh Mộc nên trồng cây gì trước nhà?
Sau đây là danh sách 5 loại cây gia chủ mệnh Mộc nên trồng trước nhà:
- Cây Tùng: Cây tùng được xem như lựa chọn hàng đầu khi nói về việc chọn cây trồng trước nhà phù hợp cho những người mang mệnh Mộc. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà, cây tùng có khả năng xua đuổi tà ma và loại bỏ các năng lượng tiêu cực, tạo nên một cuộc sống thịnh vượng và mang lại vận may tài lộc cho gia chủ.
- Cây Phát Tài: Cây Phát Tài là biểu tượng của sự sung túc, no ấm và đầy đủ. Vậy nên, những người mang mệnh Mộc thường trồng cây này trước ngôi nhà để thu hút tài lộc và may mắn.
- Cây Trúc Nhật: Cây Trúc Nhật sẽ giúp duy trì sự bình an cho gia chủ mệnh mộc nếu được trồng trước sân nhà. Đây là giống cây dễ chăm sóc lại phát triển tốt, có tán không quá lớn nên rất thích hợp để trồng trong nhà thành phố có diện tích hạn hẹp.
- Cây Trầu Bà Tay Phật: Cây trầu bà tay phật thường mọc thành từng bụi nhỏ, nên rất thích hợp để trồng trong bồn hoa hoặc chậu trước nhà. Đặc biệt, lá của cây trầu bà tay phật có màu xanh đậm, phù hợp với màu sắc đặc trưng của mệnh Mộc. Vì vậy, những người thuộc mệnh này nên trồng cây trầu bà tay phật để thu hút tài lộc và may mắn trong cuộc sống.
- Cây Bàng Singapore: Theo quan niệm phong thuỷ ngũ hành, cây bàng Singapore là lựa chọn phù hợp nhất cho người có mệnh Mộc, bởi vì màu sắc chủ đạo của mệnh Mộc là xanh lá cây. Vì vậy, việc trồng cây bàng Singapore trước ngôi nhà của những người mang mệnh Mộc sẽ mang đến vận may, tài lộc cho gia chủ.
3.5 Mệnh Mộc nên tránh các loại cây nào?
Những người mang mệnh Mộc nên chú ý một số điều kiêng kỵ sau đây để chọn cây không phạm phong thủy:
- Những loại cây mà người mệnh Mộc cần tránh như: cây Ngọc Ngân, cây Cẩm Nhung và Bạch mã hoàng tử.
- Do có ngũ hành tương khắc, Kim khắc Mộc, nên người mệnh Mộc không nên trồng các loại cây có màu trắng, hay màu ánh kim
- Tương tự, Hỏa và Mộc cũng khắc nhau nên người mệnh Mộc không nên trồng các loại cây hợp với mệnh Hỏa.
- Đặc biệt khi chọn chậu cây hoặc vật trang trí chậu, nên tránh những màu như trắng, vàng, ánh kim,…Ưu tiên chọn những chậu cây có hình chữ nhật, hình trụ,…
Hầu hết các loại cây phong thủy mệnh Mộc được nhắc đến trên đây đều khá phổ biến, dễ mua. Chúng tôi mong rằng, từ những nội dung trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình được những loài cây phù hợp với phong cách để trồng hoặc trưng trong nhà bạn.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan