Bậc thềm nhà là một phần cấu trúc quan trọng, xuất hiện rất phổ biến trong những công trình nhà ở hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách tính bậc thềm nhà sao cho vừa hài hòa với thiết kế mà vẫn hợp phong thủy. Trong bài viết sau đây, Kobler sẽ giới thiệu về cách tính số bậc thềm chuẩn phong thủy giúp gia chủ nhận nhiều may mắn, tài lộc.
1. Bậc thềm nhà là gì?
Bậc thềm nhà hay còn gọi bậc tam cấp, bậc cấp nhà là tên gọi chỉ các bậc thềm nối liền giữa nền nhà và khoảng sân phía trước. Đây là nơi kết nối giao thông của khu vực bên trong và phía ngoài của ngôi nhà. Có đôi khi bậc tam cấp cũng được xây ở trong nhà để làm phần nối giữa nền nhà với cầu thang hoặc giữa không gian các phòng với nhau.
Bậc thềm nhà là một phần không thể thiếu của những ngôi nhà mặt đất, nhà có diện tích lớn hoặc biệt thự. Nhất là những căn nhà có khoảng sân lớn và phần nền nhà được xây dựng cao hơn nhiều so với sân. Bậc thềm nhà khi được xây dựng đúng chuẩn không chỉ mang lại sự thuận tiện cho người dùng mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Thế hệ trước đây thường gọi bậc thềm nhà là bậc tam cấp vì nó được xây gồm 3 bậc trước nhà. Con số 3 ý chỉ về quy luật phong thủy thiên, địa và nhân. Hiện nay, bậc tam cấp không nhất thiết chỉ gồm 3 bậc. Gia chủ có thể xây dựng số bậc tùy ý miễn là số lẻ như bậc 5, 7, 9,…
2. Bậc thềm nhà có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm từ xa xưa, con người khi sinh ra đã là một phần của thế giới tự nhiên và được tạo thành từ 3 yếu tố là Thiên – Địa – Nhân. Bất kỳ sự việc diễn ra trong cuộc đời mỗi người nếu muốn thuận lợi thì phải đảm bảo có Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa.
Theo đó, bậc tam cấp được xem là nơi chuyển tiếp giữa con người với thế giới bên ngoài, là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa trời, đất và người. Chính vì vậy, cách tính bậc thềm nhà là một yếu tố rất quan trọng mà gia chủ cần lưu ý đến khi thiết kế nhà ở chuẩn phong thủy.
Bậc thềm nhà thường được xây theo số bậc lẻ như 3 – 5 – 7 – 9, sao cho rơi vào chữ Sinh hoặc Lão theo quy tắc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” sẽ mang đến sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng bậc thềm gồm 5 bậc đại diện cho “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ” giúp chủ nhân gặp nhiều điều tốt lành, thuận lợi.
Tuy nhiên nếu xây bậc tam cấp với quá nhiều bậc thì sẽ tốn kém chi phí hơn. Nếu quá lạm dụng số bậc thậm chí có thể làm không gian mất cân đối. Vì vậy bên cạnh việc tính bậc thềm nhà theo phong thủy, gia chủ cần phải lưu ý đến sự tương thích với không gian và tổng thể chung của căn nhà.
3. Cách tính bậc thềm nhà chuẩn phong thủy
Hiện nay, cách tính bậc thềm nhà “> chuẩn phong thủy thường sử dụng quy tắc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” hoặc quy luật Tam Sinh “Thiên – Địa – Nhân”. Tuy mỗi quy tắc sẽ có cách giải thích khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa chung là giúp gia chủ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.
- Tính theo “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Theo quy tắc Tam Sinh “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, sân nhà sẽ được tính là 1 bậc tương ứng với chữ Sinh. Tiếp theo là tam cấp bậc 1 – 2 – 3 tương ứng với Lão – Bệnh – Tử và nền nhà là bậc cuối cùng tương ứng với Sinh.
Hiện nay, có nhiều công trình cần phải xây nhiều hơn 3 bậc tam cấp như nhà biệt thự từ 3 – 5 bậc hoặc đình, chùa từ 7 – 9 bậc,… để phù hợp với chiều cao của nền nhà và kích thước công trình.
- Tính theo luật Tam Sinh “Thiên – Địa – Nhân”
Theo quy luật Tam, bậc tam cấp đại diện cho 3 yếu tố Thiên – Địa – Nhân. Đây cũng là cách tính bậc thềm phổ biến trước đây với 3 bậc thang. Trong đó, số bậc sẽ không tính nền sân mà chỉ tính theo số phần được thi công.
Tùy vào chênh lệch chiều cao giữa nền nhà và sân mà người thiết kế phải tính toán sao cho các bậc có kích thước cân đối và số bậc luôn là số lẻ. Nếu nền nhà quá cao so với sân cần phải thiết kế nhiều hơn 3 bậc thì bạn có thể tính bậc thềm theo quy tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
4. Kích thước chuẩn cho bậc thềm nhà
Ngoài việc xác định số bậc thềm nhà chuẩn phong thủy và chọn vị trí xây dựng phù hợp thì kích thước của bậc thang cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Vậy nên xây bậc thềm cao bao nhiêu là thích hợp?
- Bậc thềm thông thường sẽ có chiều cao dao động từ 15 – 18cm. Thông số này có thể thay đổi tùy vào loại công trình. Chẳng hạn như tại bệnh viện hoặc các công trình công cộng thì bậc thang sẽ rơi vào khoảng 10 – 12cm.
- Chiều rộng của bậc thềm thường sẽ vào khoảng 20 – 30cm. Còn chiều dài của bậc thềm thì không có quy định cụ thể mà sẽ tùy thuộc vào bề ngang của sảnh. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh kích thước của bậc thềm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của công trình.
5. Cách tính mét vuông bậc thềm nhà
Để tính mét vuông bậc thềm nhà bạn phải chia nhỏ bậc tam cấp thành từng phần. Sau đó tính diện tích của các phần nhỏ rồi mới cộng lại để được tổng diện tích bậc thềm nhà. Cụ thể như sau:
- Diện tích mặt bậc thềm
Mặt bậc thềm hay còn gọi mặt nằm, là phần diện tích chúng ta đặt chân lên trên khi di chuyển. Đây là mặt nằm song song với mặt đất. Công thức tính diện tích mặt bậc thềm như sau:
Diện tích mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số lượng bậc thềm.
- Diện tích cổ bậc thềm
Cổ bậc thềm còn được gọi mặt dựng, là phần diện tích thẳng đứng và vuông góc với mặt đất. Phần này có công thức tính diện tích như sau:
Diện tích cổ bậc = Chiều dài x Chiều cao x Số lượng bậc thềm.
- Diện tích phần len chân tường
Công thức tính diện tích phần len chân tường mặt nằm là:
Diện tích = (Chiều rộng + 0.1) x Số lượng bậc thềm
Với phần len chân tường trên mặt dựng được tính theo công thức:
Diện tích = (Chiều cao + 0.1) x Số lượng bậc thềm
Sau đó cộng tất cả các kết quả trên sẽ có được diện tích phần len chân tường.
6. Những điều cần lưu ý khi xây bậc thềm nhà
Để có một công trình đẹp, sử dụng thuận tiện và chuẩn phong thủy thì ngoài việc hiểu rõ cách tính bậc thềm nhà “>, gia chủ cũng cần lưu ý đến các yếu tố như chất liệu, màu sắc và hình dáng của bậc thềm.
6.1 Chất liệu bậc thềm
Bậc thềm là vị trí rất dễ xuống cấp và hư hỏng vì thường xuyên phải chịu lực tác động khi chúng ta di chuyển lên xuống. Đồng thời với những bậc thềm ngoài trời còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng mưa và bụi bặm.
Do đó, khi lựa chọn chất liệu làm bậc thềm bạn nên sử dụng các loại đá hoa cương cao cấp có độ bền cao và ít bị thay đổi bởi điều kiện bên ngoài. Tuyệt đối không nên dùng sản phẩm đá giá rẻ vì chúng dễ bị hư hỏng khiến gia chủ tốn thêm nhiều chi phí để sửa chữa.
6.2 Màu sắc bậc thềm
Màu sắc bậc thềm cũng là một yếu tố gia chủ nên cân nhắc khi chọn chất liệu xây bậc thềm. Bởi lẽ với những màu sắc hợp bản mệnh sẽ giúp chủ nhân đón nhận được nhiều may mắn và tài lộc. Ngược lại nếu chọn màu tương khắc sẽ khiến gia chủ hao hụt tài lộc, bất lợi trong mọi việc.
- Với gia chủ mệnh Kim: nên chọn bậc thềm có màu vàng, nâu, ghi, trắng hoặc xám và không nên chọn các màu như xanh lá, hồng, tím và đỏ.
- Với gia chủ mệnh Mộc: nên chọn bậc thềm có màu xanh lục, đen hoặc xanh dương. Mệnh này nên tránh các màu thềm như vàng, nâu, xám, ghi và trắng.
- Với gia chủ mệnh Thủy: nên chọn bậc thềm có màu xanh dương, trắng, ghi, xám và đen, không nên dùng các màu hồng, đỏ, tím, nâu hoặc vàng.
- Với gia chủ mệnh Hỏa: nên dùng các màu làm bậc thềm như đỏ, tím, hồng hoặc xanh lục. Không nên sử dụng các chất liệu làm thềm có màu xanh dương, đen, ghi, xám và trắng.
- Với gia chủ mệnh Thổ: nên dùng bậc thềm có màu hồng, tím, đỏ, vàng và nâu, cần tránh các màu sắc như đen, xanh lục, xanh dương.
Màu sắc bậc thềm sẽ là màu sắc của loại chất liệu ốp trên bề mặt. Ngoài ra, bạn nên chọn màu bậc thềm tối hơn màu của sàn nhà một chút để tạo cảm giác phân chia giữa hai khu vực.
6.3 Hình dáng bậc thềm
Bậc thềm là khu vực phía trước căn nhà nên hình dáng của bậc thềm cũng có ảnh hưởng đến việc thu hút năng lượng tiêu cực hay tích cực vào bên trong. Thông thường, hình dáng bậc thềm sẽ được lựa chọn theo bản mệnh của gia chủ.
- Với gia chủ mệnh Kim: nên chọn bậc thềm có hình tròn hoặc hình chữ nhật, không nên chọn mẫu bậc thềm có hình tam giác và hình trụ.
- Với gia chủ mệnh Mộc: sẽ phù hợp với mẫu bậc thềm hình trụ và hình lượn sóng, không phù hợp với hình dạng bậc thềm hình tròn và hình chữ nhật.
- Với gia chủ mệnh Thủy: nên sử dụng mẫu bậc thềm hình tròn và hình lượng sóng, cần tránh các mẫu thiết kế bậc thềm hình chữ nhật và hình tam giác.
- Với gia chủ mệnh Hỏa: phù hợp với thiết kế bậc thềm hình tam giác và hình trụ, không thích hợp dùng các loại bậc thềm hình tròn hoặc hình lượn sóng.
- Với gia chủ mệnh Thổ: nên dùng mẫu bậc thềm hình chữ nhật và hình tam giác, cần tránh sử dụng các thiết kế bậc thềm hình trụ hoặc hình lượn sóng.
Trên đây là một số chia sẻ của Kobler giúp bạn hiểu hơn về cách tính bậc thềm nhà “> chuẩn phong thủy. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích cho việc hoàn thiện ngôi nhà của bạn.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Lô A32 - NV13, Ô 3, Khu đô thị Geleximco A, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan