Sàn nhà thấm nước là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Tình trạng này nếu diễn ra dài dễ dẫn đến những hệ lụy gây ảnh hưởng đến tuổi thọ sàn, tuổi thọ căn nhà. Thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của người sinh sống. Do đó, cần có cách chống thấm nền nhà, sàn nhà hợp lý. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng sàn theo thời gian. Hãy cùng Kobler tham khảo ngay bài viết dưới đây ngay để biết cách chống thầm hiệu quả nhất nhé.
1. Ảnh hưởng khi nền nhà bị thấm nước như thế nào?

Nền nhà bị thấm nước ảnh hưởng đến cuộc sống và điều kiện sinh hoạt của nhiều gia đình. Thậm chí kéo theo sau đó chính là những hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu không biết cách bảo quản sàn nhựa giả gỗ hay có cách chống thấm nền nhà đúng cách sẽ dễ gây đến những ảnh hưởng như:
- Xuất hiện những vết nứt, bong tróc, hay phồng rộp: Vừa gây mất thẩm mỹ mà vừa gây ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sàn.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng của công trình, nhà ở xuống cấp: Vừa tốn chi phí sửa chữa, vừa tốn thời gian bảo dưỡng không đáng có.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Đầu tiên có thể gây nguy hiểm khi di chuyển. Dễ gây trơn trượt. Đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ và người già. Nền nhà ẩm, thấm nước cũng tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, bệnh hô hấp, dị ứng da,…
Xem thêm:
- Xốp lót sàn gỗ là gì? Chúng đóng vai trò gì?
- Chia sẻ cách vệ sinh sàn nhựa giả gỗ
- Phương pháp xử lý sàn nhựa giả gỗ bị xước
2. Nguyên nhân và cách chống thấm nền nhà
Nền nhà bị thấm nước sẽ khiến cho không gian sinh hoạt chìm vào môi trường ẩm thấp, khó chịu. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thấm nước là cách để khắc phục và ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn.
2.1. Nguyên nhân chung dẫn đến nền nhà bị thấm nước
Để tìm ra nguyên nhân khiến sàn nhà bị thấm nước, cần kiểm tra toàn bộ khu vực hệ thống dẫn nước. Ngoài ra, chất liệu bề mặt sàn khác nhau cũng có thể dẫn đến tình trạng khác biệt. Dưới đây là một số nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng này như sau:
- Sàn nhà bị ngập nước do lượng mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước gặp vấn đề dẫn đến tình trạng ngập úng.
- Hệ thống ống dẫn nước từ nhà vệ sinh, nhà bếp, bồn rửa,… bị rò rỉ nhưng không được phát hiện kịp thời.
- Tường hoặc trần nhà bị thẩm thấu nhưng chưa được sửa chữa, dẫn đến nước mưa dột xuống đọng lại ở sàn nhà.
- Quá trình thi công sàn nhà không đúng kỹ thuật dẫn đến các lớp keo hoặc lớp mạch gạch nền bị hở, nước chảy qua các khe hở thẩm thấu đến lớp lõi bên trong.
2.2. Cách chống thấm nền nhà với từng loại sàn khác nhau
Tùy vào từng vật liệu chống thấm ngược mà sẽ có những nguyên nhân và cách chống thấm sàn nhà khác nhau. Dưới đây là một số loại sàn phổ biến dễ bị thấm nước và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
2.2.1. Sàn gạch hoa
Nền gạch hoa thấm nước thường đến từ nguyên nhân chính là quá trình lau sàn. Khi sử dụng lượng nước để lau lớn khiến chúng thấm vào mạch gạch. Mà mạch gạch sử dụng xi măng không quá tốt khiến chúng mất đi độ liên kết vốn có. Vì vậy dễ thấm nước. Xi măng để làm mạch gạch được pha loang nên dễ dẫn đến tình trạng co vót tạo thành các rãnh nhỏ hút nước.

Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sàn, gây nấm mốc, vi khuẩn xuất hiện.
Cách chống thấm nền nhà cho sàn gạch hoa chính là sử dụng keo chà ron chuyên dụng để “sửa” lại mạch gạch. Ngoài ra nên hạn chế đổ nước ra sàn để tránh gặp phải tình trạng tương tự.
2.2.2. Sàn gỗ
Sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp khi bị thấm nước sẽ cực kỳ hại. Vì ngay bản thân vật liệu gỗ đã có sẵn tính thấm nước. Lâu dài dễ cong vênh, phồng rộp. Trong khi giá mua và thi công sàn lại khá cao. Vì vậy, để sửa chữa cũng sẽ kéo cao chi phí.
Vì vậy, nếu sàn nhà của bạn là sàn gỗ, bạn chỉ nên sử dụng khăn được vắt kĩ, ẩm để lau sàn. Vào mùa đông cần kết hợp các biện phát hút ẩm như máy hút, than hoa, vôi sống để đảm bảo làm khô sàn, hút ẩm, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của sàn.
2.2.3. Sàn nhựa giả gỗ có thấm nước không?
Sàn nhựa giả gỗ thành phần chính là từ nhựa PVC kết hợp với bột đá để tạo độ cứng cáp. So với sàn gỗ và sàn gạch men, sàn nhựa giả gỗ khắc phục được hầu hết các nhược điểm. Sàn nhựa giả gỗ có khả năng kháng nước. Với sàn nhựa giả gỗ hèm khóa có khả năng chống nước cao, là cách chống thấm nền nhà hiệu quả.

Sàn dùng keo dán kháng nước thấp hơn vì nếu tiếp xúc quá nhiều sẽ khiến lớp keo cố định bị ảnh hưởng và giảm tuổi thọ. Với những nơi như phòng khách, phòng ngủ thì thường dùng sàn dán keo. Còn nơi có độ ẩm cao thì thường dùng sàn nhựa giả gỗ hèm khóa.
3. Cách chống thấm nền nhà hiệu quả như thế nào?
Chống thấm là một hạng mục quan trọng trong các công trình xây dựng. Để công tác này đạt hiệu quả, cần thực hiện nghiêm túc ngay từ giai đoạn thi công. Dưới đây là một số biện pháp chống thấm nền nhà hiệu quả mà nhiều công trình đang áp dụng:
Dùng màng Bitum khò nóng
Phương pháp này rất dễ để thực hiện và không tốn nhiều thời gian. Nhược điểm của cách làm này là không duy trì được khả năng chống thấm lâu. Hơn nữa, chưa khắc phục được vấn đề thấm nước ở phần mép sàn nhà. Tuy nhiên, chi phí thi công cho loại này khá rẻ, có thể áp dụng phổ biến ở để khắc phục nhanh tình trạng thấm dột.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và nước đọng, đảm bảo sàn khô ráo.
- Bước 2: Dùng chổi để quét một lớp Primer bitum lên bề mặt sàn nhà.
- Bước 3: Khò nóng trực tiếp trên bề mặt này cho đến khi nhựa bitum nóng chảy và thấm đều vào mặt sàn.
- Bước 4: Lăn lớp màng chống thấm lên bề mặt vừa được khò.
- Bước 5: Trát một lớp xi măng cát cuối cùng lên để bảo vệ bề mặt lớp màng.
Sử dụng sơn chống thấm
Sử dụng sơn chống thấm là biện pháp bài bản và chuyên nghiệp, được áp dụng ở hầu hết các công trình yêu cầu chống thấm. Cách làm này mang đến hiệu quả lâu dài cho nhưng thời gian thi công lâu. Các loại sơn chống thấm có giá thành tương đối cao, hơn nữa phải nhờ đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
Các bước thực hiện sơn chống thấm cho nền nhà như sau:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà, đảm bảo đã loại bỏ bụi bẩn, nền khô ráo và không còn nước đọng.
- Bước 2: Nếu có xuất hiện các vết nứt, cần được trám lại trước để không còn khe hở trên bề mặt sàn.
- Bước 3: Áp lên bề mặt sàn vật liệu chống thấm phù hợp, có thể sử dụng thêm màng gốc xi măng có độ đàn hồi cao.
- Bước 4: Phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên bề mặt sàn nhà.
- Bước 5: Vệ sinh lại bề mặt sàn sau khi lớp sơn đã khô.
Sàn thạch anh Kobler – Giải pháp chống nước, chống trầy, bền bỉ an toàn cho tổ ấm
Sàn thạch anh Kobler là thương hiệu tiên phong ứng dụng thành phần bột đá thạch anh vào trong vật liệu xây dựng – nội thất. Thành phần đá thạch anh mang năng lượng phong thủy, sự thịnh vượng cho gia đình. Ngoài ra, thành phần này có độ bền thả rơi lên tới 1600mm. Sàn đa dạng ứng dụng trong thiết kế nội thất như lát sàn, làm vách ngăn, ốp tường, lát bậc cầu thang, backdrop,…Sản phẩm cam kết bảo hành 30 năm đem chất lượng và độ an toàn bền vững cho mọi công trình.

Bên cạnh đó, sàn thạch anh Kobler ứng dụng công nghệ GVU tiên tiến với quy trình phủ kép Double Ultraviolet Lighting” gấp đôi khả năng bảo vệ, duy trì độ bền màu vĩnh cửu cho bề mặt sàn. Công nghệ Cool – Mixing chống mối mọt, cong vênh, ẩm mốc. Sàn thạch anh Koler sử dụng Hèm khóa I4F thả chốt một bước – là hệ thống lắp đặt ván sàn hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Giúp tiết kiệm thời gian, tối đa tốc độ lắp đặt và tích hợp khả năng chống thấm nước vượt trội đạt chuẩn AC4, Sản phẩm Xanh với quy trình sản xuất khép kín, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Sàn thạch anh Kobler chuẩn Đức – cách chống thấm nền nhà, sàn nhà an toàn, hiệu quả cho mọi công trình. Liên hệ ngay để được tư vấn và giải đáp về sản phẩm nhé.
- Công ty Cổ phần KOBLER Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 34, Tòa nhà Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0962.999.159
- Email: sale@kobler.com.vn
- Website: https://kobler.com.vn/
Bài viết liên quan